Giới thiệu

Lịch sử hình thành và phát triển VIUP

I. THỜI KỲ 1956 - 1964

Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Toàn dân tham gia thực hiện các phong trào do Chính phủ phát động và chỉ đạo, các đô thị triển khai “Tiêu thổ kháng chiến”, các công trình bị phá dỡ hoặc bị tàn phá bởi chiến tranh. Năm 1948, Chính phủ đã chỉ thị tổ chức Hội nghị tập hợp kiến trúc sư đầu tiên ở Liễn Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Yên thành lập đoàn Kiến trúc sư Việt Nam (tiền thân Hội Kiến trúc sư Việt Nam hiện nay) gồm 8 kiến trúc sư, trong đó có KTS Hoàng Như Tiếp sau này là Viện trưởng đầu tiên của  Viện quy hoạch đô thị - nông thôn quốc gia.

Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nhưng đất nước vẫn bị chia cắt bởi các thể chế chính trị khác nhau, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; mười năm đầu là kế hoạch tạo dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật tối thiểu ban đầu cho nền kinh tế mới, trong đó chủ yếu là các công trình công nghiệp do các nước XHCN giúp đỡ. Miền Nam lo đối phó với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc - thống nhất đất nước của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.

Năm 1954: Sau khi tiếp quản Thủ đô

Tháng 9/1955 Bộ Giao thông Công chính có quyết định tách làm 2 Bộ là: Bộ Giao thông và Bưu điện; Bộ Thủy lợi và Kiến trúc do đồng chí Trần Đăng Khoa là Bộ trưởng. Sau khi thành lập, Lãnh đạo Bộ nhanh chóng kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ CBCNV. Chủ trương lúc đó nhằm tập hợp hầu hết các kiến trúc sư (KTS) đi kháng chiến về Bộ Thủy lợi và Kiến trúc để thành lập Nha Kiến trúc (Quyết định số 506/TTg ngày 06/4/1955 của Thủ tướng Chính phủ). KTS. Nguyễn Văn Ninh được chỉ định làm Giám đốc, KTS. Nguyễn Cao Luyện làm phó Giám đốc Nha. Tổng cộng toàn miền Bắc lúc đó chỉ có 18 KTS thì tập trung về Nha đến 14 người.

Mặc dù lực lượng của Nha nhỏ bé như vậy, nhưng lại đảm nhiệm một trọng trách lớn là thiết kế, cải tạo, phát triển xây dựng, phục hồi các đô thị và điểm dân cư nông thôn toàn miền Bắc.

Đến năm 1956, nhu cầu phát triển nhanh chóng của đất nước, nên trong Nha Kiến trúc đã thành lập Phòng Đô thị. Đây chính là tiền thân của Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn sau này và giờ đây là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP).

Phòng Đô thị do KTS. Hoàng Như Tiếp phụ trách, với hơn 10 cán bộ, trong đó có 4 KTS, một số kỹ sư công trình và các họa viên.Bộ máy tổ chức của Phòng Đô thị

  • Phương châm chung về quy hoạch đô thị là:

Phục vụ công nghiệp, phục vụ sản xuất

Phục vụ đời sống của đông đảo nhân dân lao động có quan tâm kết hợp với yêu cầu của quốc phòng.

Quan điểm tái cấu trúc lại hệ thống đô thị theo hướng. Đô thị phải thúc đẩy  sản xuất, phục vụ đông đảo nhân dân lao động và thỏa mãn các yêu cầu ngày càng tăng trên cơ sở công hữu hóa đất đai. Đồng thời xây dựng đô thị phải gắn liền với chiến lược quốc phòng.

  • Phương châm chung về quy hoạch nông thôn là:

Phục vụ sản xuất nông nghiệp

Phục vụ đời sống của đông đảo nông dân lao động.

  • Phương châm thiết kế công trình kiến trúc là:

Tiện dụng, bền vững và đẹp trong điều kiện có thể. Không quá tập trung phát triển xây dựng các công trình trọng điểm, đặc biệt là ở ven biển, dọc biên giới và đi sâu vào đất liền (chủ yếu là vùng trung du).

Năm 1958: Thành lập Cục đô thị và nông thôn thuộc Bộ Kiến trúc

Chuẩn bị bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, xây dựng công nghiệp và phát triển đô thị ở miền Bắc. Kỳ họp thứ VIII Quốc hội khóa I do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định Bộ Thủy lợi và Kiến trúc được tách ra làm 2 Bộ: Bộ Thủy lợi và Bộ Kiến trúc do đồng chí Bùi Quang Tạo là Bộ trưởng. Ngày 29/4/1958 Bộ Kiến trúc được thành lập (nay là Bộ Xây dựng). Ngày 26/7/1958 phòng Đô thị đã được quyết định nâng tầm phát triển thành Cục đô thị - nông thôn được thành lập theo quyết định số 31/BKT của Bộ Kiến trúc từ tiền thân Phòng Đô thị. Chức năng của Cục là khảo sát, nghiên cứu thiết kế quy hoạch xây dựng các thành phố, đô thị, khu nghỉ mát và thiết kế thí điểm các làng xóm nông thôn.

Bộ máy tổ chức của Cục đô thị - nông thôn gồm:

Cục trưởng: Kỹ sư (KS) Nguyễn Văn Thân

Cục phó: KTS. Hoàng Như Tiếp.

Ba tổ nghiên cứu thiết kế quy hoạch (không thành lập phòng):

Tổ Hà Nội do KTS. Tạ Mỹ Duật phụ trách;

Tổ Việt Trì, Vinh do KTS. Khổng Toán phụ trách;

Tổ Thái Nguyên - Hải Phòng - Quảng Ninh do KTS. Đàm Trung Phường phụ trách.

Phục vụ 3 tổ quy hoạch này có tổ khảo sát đo đạc và tổ điện nước. Tổng số cán bộ và nhân viên 23 người.

Năm 1961: Thành lập Viện Thiết kế Quy hoạch thành phố.

Từ năm 1960 đến 1965 là thời kỳ phát triển đô thị hóa khá mạnh. Trước đòi hỏi của thực tế, tháng 10/1961, Viện Thiết kế Quy hoạch thành phố của Bộ Kiến trúc được thành lập, theo Quyết định số 166-CP của Hội đồng Chính phủ. Trong Bộ còn có Cục Quy hoạch và Thiết kế.

Viện Thiết kế quy hoạch đô thị và nông thôn đã bắt tay ngay vào nghiên cứu tái cấu trúc lại hệ thống đô thị Thực dân - Phong kiến theo hướng đô thị XHCN để phù hợp với cơ cấu nền kinh tế kế hoạch tập trung; đảm nhiệm việc quy hoạch xây dựng lại và xây dựng mới các đô thị sau nhiều năm không được đầu tư và bị chiến tranh tàn phá. Các đô thị Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… là những ưu tiên của các KTS lúc bấy giờ. Quy hoạch thủ đô Hà Nội đã được Bác Hồ và Bộ Chính trị trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo từ năm 1960. Các đô thị khác được Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu cử chuyên gia sang giúp đỡ quy hoạch. Một số khu công nghiệp mới như Việt Trì, Thái Nguyên… và một số khu nhà ở mới tại Hà Nội như: Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thọ Lão, Quỳnh Lôi, Văn Chương… một số kiểu nhà ở tập thể cho CBVC-LĐ Thủ đô cũng được xây dựng như các căn nhà xây bằng gỗ tại khu tập thể ngoài đê sông Hồng được hình thành trong thời kỳ này.

Bộ máy tổ chức của Viện Thiết kế Quy hoạch thành phố.

Viện trưởng: KTS. Hoàng Như Tiếp

Phó viện trưởng: KS. Đinh Viết Tiêu; KS. Nguyễn Bình Tâm 

Các đơn vị chuyên môn chính: 7 đơn vị thiết kế quy hoạch và 1 đội khảo sát đo đạc. Tổng số cán bộ công nhân viên (CBCNV) là 42 người trong đó có ba Phó tiến sỹ (PTS)

Chức năng nhiệm vụ của Viện là thay thế toàn bộ chức năng và nhiệm vụ của Cục đô thị và nông thôn.

Năm 1960, Ủy ban Kiến thiết cơ bản nhà nước được thành lập, với nhiệm vụ chính là xây dựng chính sách và quản lý xây dựng cơ bản (XDCB). Trong Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước có Vụ Quy hoạch đô thị - nông thôn, do KTS. Ngô Huy Quỳnh, thành viên của Nha, được cử sang làm Ủy viên Ủy ban Kiến thiết cơ bản nhà nước kiêm Vụ trưởng Vụ Quy hoạch đô thị - nông thôn.

II. THỜI KỲ 1965 - 1975

Năm 1965 đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc XHCN, cả nước bảo toàn lực lượng, đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và tiếp tục phát triển đất nước, chi viện cho miền Nam. Chiến tranh cũng đã phá hủy phần lớn các thành quả mà 10 năm trước đã tạo dựng. Nhiều công trình xây dựng cơ bản buộc phải tạm đình chỉ hoặc giãn tiến độ. Ngành xây dựng đã chủ trương chuyển hướng nhiệm vụ, đưa CBCNV phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và xây dựng công trình phục vụ cho quốc phòng.

Công tác quy hoạch, kiến trúc: Đây là thời kỳ chiến tranh, Viện Thiết kế quy hoạch thành phố vừa phải trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ cơ quan, bảo toàn lực lượng, vừa phải đẩy mạnh các nhiệm vụ thiết kế quy hoạch và phát triển tiềm lực cho Viện. Lúc này, Viện có 2 nhiệm vụ chính:

Một là: Mở rộng công tác quy hoạch xây dựng nông thôn (theo quy mô xã, hợp tác xã, vùng liên xã), phục vụ hợp tác hóa và tiến nhanh lên sản xuất lớn XHCN.

Hai là: Nghiên cứu phát triển Thủ đô Hà Nội lên phía Bắc. Có 2 phương án chính, một là dựa vào núi Ba Vì và Trường Sơn, hai là dựa vào Tam Đảo. Phương án 2 được chấp nhận và thực thi vì có thuận lợi trong việc đào hầm xuyên qua núi để nối lên các khu căn cứ địa cách mạng, phục vụ chiến lược phát triển lâu dài của Đất nước trong bối cảnh có chiến tranh.

Năm 1969: Viện Thiết kế quy hoạch thành phố tách làm hai Viện

Ngày 09/10/1969 Viện Thiết kế quy hoạch thành phố tách thành hai Viện là Viện Thiết kế quy hoạch thành phố và nông thôn và Viện Thiết kế công trình kỹ thuật thành phố, thuộc Bộ Kiến trúc theo Quyết định số 201-CP của Hội đồng Chính phủ.

Bộ máy tổ chức của Viện Thiết kế quy hoạch thành phố và nông thôn:

Viện trưởng: KTS. Hoàng Như Tiếp (1961 - 1970); KS. Lê Đình Cương (1970 -1975)

Các Phó viện trưởng: KS. Đinh Viết Tiêu, KS. Nguyễn Văn Chính và KTS. Đàm Trung Phường.

Tổng số CNCNV là 268 trong đó có 07 PTS, 06 phòng thiết kế quy hoạch và 01 đội khảo sát.

  • Chức năng nhiệm vụ của Viện:

Thiết kế quy hoạch các thành phố loại lớn và vừa có tầm quan trọng lớn về chính trị, kinh tế và quốc phòng.

Hướng dẫn các địa phương thiết kế quy hoạch kế hoạch xây dựng và quản lý việc xây dựng các thành phố, thị xã loại vừa và nhỏ.

Thiết kế thí điểm quy hoạch nông thôn một số xã ở đồng bằng, trung du, miền biển, miền núi để rút kinh nghiệm hướng dẫn việc lập quy hoạch và xây dựng nông thôn.

Cùng với các ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng và theo dõi các chính sách, chế độ về thiết kế quy hoạch và quản lý xây dựng thành phố, nông thôn (Theo Quyết định 201-CP ngày 09/10/1969 của Hội đồng Chính phủ)

Năm 1973, để thống nhất quản lý nhà nước toàn Ngành, Quốc hội và Chính phủ đã quyết định hợp nhất Uỷ ban kiến thiết cơ bản nhà nước và Bộ Kiến trúc để thành lập Bộ Xây dựng. Phó thủ tướng Đỗ Mười kiêm Bộ trưởng Bộ Xây dựng (1973 - 1977). Thời kỳ này, Bộ trưởng  Đỗ Mười trực tiếp chỉ đạo công tác quy hoạch đô thị và nông thôn, thường xuyên chủ trì các buổi họp thông qua quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị các thành phố quan trọng như: Vùng cảng biển phía Bắc, quy hoạch xây dựng thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng… các làng xã được quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở miền Bắc.

Năm 1975: Thành lập Viện Xây dựng đô thị - nông thôn

Theo quyết định số 211/BXD-TC ngày 28/4/1975 về việc hợp nhất ba Viện:  Viện Thiết kế quy hoạch thành phố và nông thôn, Viện Thiết kế dân dụng và Viện Thiết kế công trình kỹ thuật thành phố thành Viện Xây dựng đô thị - nông thôn và xây dựng dân dụng, gọi tắt là Viện Xây dựng đô thị - nông thôn trực thuộc Bộ Xây dựng.

Bộ máy tổ chức của Viện gồm:Viện Xây dựng đô thị - nông thôn được giao nhiệm vụ NCKH và thiết kế trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng vùng, đô thị, nông thôn; kỹ thuật đô thị; kiến trúc công trình; thiết kế điển hình; công nghệ thi công; TCQC… Ở giai đoạn này Viện đã đóng góp nhiều cho ngành xây dựng về phương pháp, cách tiếp cận lập quy hoạch đô thị, nông thôn, định hình một số bộ TCQC về thiết kế công trình, hạ tầng kỹ thuật… chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới sau này.

Viện trưởng: KS. Ngô Duy Cảo  

Các Phó viện trưởng: KS. Nguyễn Văn Chính, KS. Đinh Viết Tiêu, KTS. Đàm Trung Phường và KS. Nguyễn Hiển.

Tổng số CBCNV của Viện: 759 trong đó 06 PTS.

  • Các phòng, ban cụ thể như sau:
  • Các phòng chức năng nghiệp vụ gồm có:

1- Phòng Tổ chức và cán bộ

2- Phòng Giám định

3- Phòng Kỹ thuật

4- Phòng Tổng hợp

5- Phòng Hướng dẫn vận dụng kết quả nghiên cứu

6- Phòng Kế hoạch nghiên cứu khoa học kĩ thuật

7- Phòng Kế hoạch và hợp đồng

8- Phòng Lao động tiền lương

9- Phòng Tài vụ kế toán

10- Phòng Hành chính quản trị

11- Xưởng ấn loát

  • Các phòng nghiên cứu khoa học, kỹ thuật có:

1- Phòng Nghiên cứu kinh tế

2- Phòng Nghiên cứu quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch đô thị

3- Phòng Nghiên cứu quy hoạch nông thôn

4- Phòng Nghiên cứu cây xanh và môi trường

5- Phòng Nghiên cứu cấp thoát nước

6- Phòng Nghiên cứu chuẩn bị kỹ thuật, giao thông và cấp điện

7- Phòng Nghiên cứu nhà ở Đô thị, nông thôn.

8- Phòng Nghiên cứu công trình công cộng I (Bệnh viện, trường học…)

9- Phòng Nghiên cứu công trình công cộng II (Khách sạn, nhà hát…)

10- Phòng Nghiên cứu trang thiết bị nội thất

11- Phòng Nghiên cứu kết cấu công trình và thiết bị kỹ thuật công trình dân dụng.

12- Phòng Nghiên cứu ứng dụng vật lý kiến trúc

13- Phòng Nghiên cứu sửa chữa và cải tạo công trình.

14- Phòng Thông tin khoa học kỹ thuật

15- Xưởng Thực nghiệm, mô hình

16- Công xưởng Thực nghiệm.

  • Các tổ chức thiết kế và khảo sát gồm có:

1- Phân viện Thiết kế Hòa Bình.

2- Phân viện Thiết kế công trình Kĩ thuật Đô thị

3- Các xưởng thiết kế

4- Đội Đo đạc khảo sát

  • Chức năng nhiệm vụ của Viện:

1- Nghiên cứu phát triển khoa học, kĩ thuật, phát triển nền kiến trúc dân tộc và xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị , nông thôn, thiết kế nhà ở, khu nhà ở, công trình công cộng, công trình kỹ thuật đô thị nông thôn. Nghiên cứu thiết kế định hình và công nghệ thi công các công trình dân dụng, công trình kỹ thuật đô thị.Nghiên cứu tiêu chuẩn, định mức, quy trình, quy phạm về thiết kế và thi công các công trình thuộc lĩnh vực Viện phụ trách.

2- Chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, thiết kế nhà ở, khu nhà ở, công trình công cộng, công trình kỹ thuật đô thị, nông thôn theo kế hoạch Bộ giao.

3- Nghiên cứu đề xuất ý kiến với Bộ trong việc xét duyệt các địa điểm xây dựng và các đồ án thiết kế thuộc lĩnh vực viện phụ trách do các địa phương và cơ quan khác làm.

Đánh giá tổ chức trao đổi những kết quả và kinh nghiệm công tác nghiên cứu, thiết kế thuộc các lĩnh vưc công tác Viện phụ trách.

Hướng dẫn, giúp đỡ các Sở, Ty Xây dựng về kỹ thuật nghiệp vụ công tác nghiên cứu và thiết kế (theo quyết định số 211/BXD-TC ngày 28/4/1975 của Bộ Xây dựng).

Trong giai đoạn này, Viện là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản ở Ngân hàng Nhà nước, được sử dụng con dấu. Phân viện thiết kế được sử dụng con dấu riêng. Viện thực hiện chế độ hợp đồng thiết kế và hạch toán kinh tế trong các hoạt động thiết kế và được cấp kinh phí sự nghiệp cho các hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

Ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất đã như làn gió mới thổi vào trang sử phát triển của Viện.

III. THỜI KỲ 1976 - 1985

Đất nước thống nhất đã đặt nền móng cho công cuộc xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, Cách mạng nước ta lại phải trải qua những thử thách mới trước những diễn biến chính trị phức tạp của thế giới, cùng những khó khăn trong kinh tế - xã hội do sự khác biệt giữa hai miền Nam - Bắc.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV ngành Xây dựng đã nhanh chóng tổ chức, tập hợp sắp xếp và điều tiết lại lực lượng xây dựng trong cả nước, hình thành bộ máy quản lý và các tổ chức xây dựng ở phía Nam, tăng cường năng lực các tổ chức xây dựng ở phía Bắc để thực hiện nhiệm vụ khôi phục nền kinh tế - xã hội, đồng thời tập trung thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước. Để bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, chúng ta đứng trước hai hệ thống đô thị hoàn toàn khác nhau ở hai miền:

Đô thị miền Bắc đã qua một thời công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, nhưng bị tàn phá nặng nề, đặc biệt là cơ sở sản xuất và kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Nông thôn được tăng cường phục vụ, hợp tác hóa và tạo những tiền đề cần thiết để tiến lên sản xuất lớn, chuyên môn hóa.

Đô thị miền Nam hình thành và phát triển theo yêu cầu của quân sự song song với việc bố phòng mạng lưới căn cứ chiến đấu và dịch vụ quân đội viễn chinh. Hệ thống dân cư nông thôn bị xáo trộn, bị dồn cưỡng bức vào hệ thống “ấp chiến lược”, “vành đai trắng”. Chính quyền ngụy cũng cho hình thành các xí nghiệp công nghiệp, nhưng hầu hết là công nghiệp tiêu dùng tại chỗ, được tập trung dồn về Sài Gòn và Biên Hòa. Hệ thống công trình lợi ích công cộng cơ bản như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh viện, công viên vui chơi giải trí bị thiếu nghiêm trọng. Giữa giàu và nghèo có 1 hố ngăn cách rất xa.

Công tác quy hoạch, kiến trúc

Đồng chí Đồng Sĩ Nguyên, Trung tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kiến trúc (1977 -1982), trực tiếp chỉ đạo công tác quy hoạch nhất là đưa các yếu tố quốc phòng, an ninh... vào các đồ án quy hoạch. Đồng chí Vương Quốc Mỹ, KTS, nguyên thứ trưởng Bộ Kiến trúc, là người đầu tiên đã đặt nền móng đưa công tác quy hoạch như là một ngành quan trọng tạo nên bộ mặt của đất nước tại khu vực đô thị. Mặc dù có những khó khăn rất lớn sau chiến tranh nhưng công tác Quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với tình hình mới là chuẩn bị cho công tác tái thiết các đô thị ở miền Bắc sau bom đạn tàn phá, chuyển hóa cấu trúc các đô thị miền Nam – cấu trúc đô thị phục vụ quân sự - sang cấu trúc đô thị phát triển kinh tế XHCN.

Phương châm quy hoạch đô thị thời kỳ này là: Nâng tầm nhận thức đổi mới và phát triển theo sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Định hướng đô thị hóa mang tính chiến lược cho cả nước trong tình hình hòa bình với một nền kinh tế què quặt và những vết thương chiến tranh chồng chất nặng nề.

Năm 1978: Thành lập Viện Quy hoạch Xây dựng đô thị và nông thôn.

Viện Xây dựng đô thị - nông thôn tách ra làm hai Viện là Viện Quy hoạch Xây dựng đô thị và nông thôn và Viện Thiết kế nhà ở và công trình công cộng, thuộc Bộ Xây dựng.

Cơ cấu tổ chức của Viện Quy hoạch Xây dựng đô thị và nông thôn:

Viện trưởng: GS. Đàm Trung Phường

Phó viện trưởng: KS. Phạm Trí Minh.

  • Các phòng ban cụ thể như sau:

a) Các phòng chức năng:

1- Phòng tổ chức và hành chính quản trị

2- Phòng tổng hợp kế hoạch tài vụ

3- Phòng quản lý kĩ thuật

b) Các phòng, xưởng nghiên cứu và thiết kế quy hoạch đô thị nông thôn:

1- Phòng nghiên cứu Quy hoạch đô thị và cây xanh môi trường

2- Phòng nghiên cứu quy hoạch nông thôn

3- Ba xưởng thiết kế quy hoạch đô thị

4- Xưởng in, mô hình và khảo sát đo đạc

Trong giai đoạn này, Viện có trách nhiệm xây dựng định hướng phát triển đô thị và chiến lược phát triển đô thị cho cả nước, trong thời kỳ hậu chiến với các nhiệm vụ cụ thể:

1) Nghiên cứu đề xuất phương châm, chính sách xây dựng đô thị nông thôn, phát triển mạng lưới đô thị và xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, trên từng vùng lãnh thổ tỉnh, thành phố hay liên tỉnh, trên địa bàn huyện và các khu kinh tế mới. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật kiến trúc xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính hiện đại và tính dân tộc trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; biên soạn các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, chỉ dẫn thiết kế về quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.

Nghiên cứu đề xuất yêu cầu đầu tư xây dựng đô thị, nông thôn và yêu cầu về khảo sát thiết kế, quy hoạch theo từng kế hoạch phát triển kinh tế nước nhà.

2) Hướng dẫn các Ty (nay là Sở) thuộc ngành, các Viện thiết kế của địa phương về nhiệm vụ làm Quy hoạch, về quản lý xây dựng theo Quy hoạch và chính sách các tiêu chuẩn, quy phạm của nhà nước. Giúp ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng những công trình quan trọng.

Giúp Bộ thẩm tra các Hồ sơ thiết kế quy hoạch và địa điểm xây dựng để Bộ duyệt hoặc trình Nhà nước phê duyệt.

Tổ chức phổ biến ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, những kinh nghiệm trong nước và trên thế giới về lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.

3) Trực tiếp lập nhiệm vụ thiết kế và thiết kế quy hoạch xây dựng một số vùng công nông nghiệp, một số Khu, cụm công nghiệp, một số thành phố và khu dân dụng đặc biệt mà Bộ giao.

4) Tham gia với các trường đại học, trung học của Bộ về nội dung chương trình và trong công tác giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kĩ thuật về quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.

Năm 1979 thành lập Viện Quy hoạch xây dựng tổng hợp

Sau khi Ủy ban xây dựng cơ bản nhà nước (UBXDCBNN) được thành lập, trên cơ sở tách 1 phần từ Bộ Xây dựng. Viện Quy hoạch xây dựng đô thị - nông thôn được phân chia nhân sự làm hai Viện: Viện Quy hoạch xây dựng tổng hợp thuộc UBXDCBNN và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc Bộ Xây dựng

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc Bộ Xây dựng. KS. Phạm Trí Minh làm Viện trưởng, KTS. Nguyễn Ngọc Khôi và PTS. Tô Thị Minh Thông làm Phó Viện trưởng.Viện Quy hoạch xây dựng tổng hợp thuộc Ủy ban xây dựng cơ bản nhà nước. KTS. Đàm Trung Phường làm Viện trưởng, KS. Nguyễn Tố, PTS. Nguyễn Lân, PTS. Lữ Triều Thành làm Phó Viện trưởng.

Năm 1982 thành lập Viện Quy hoạch tổng hợp.

Năm 1982 do yêu cầu thống nhất công tác quy hoạch, hai Viện lại được nhập lại theo quyết định số 35/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng thành Viện Quy hoạch tổng hợp.

Bộ máy tổ chức Viện gồm:Ở thời điểm này, với tư cách là viện đầu ngành trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, nông thôn. Viện tham gia nghiên cứu quy hoạch nhiều đô thị ở miền Bắc dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài trong khối XHCN; nghiên cứu mô hình sản xuất lớn tác động vào khu vực nông thôn, nghiên cứu mô hình cấp huyện như một đơn vị kinh tế và là một “Pháo đài” chống sự xâm lăng từ phương Bắc.

Viện trưởng: KTS. Đàm Trung Phường

Các phó viện trưởng: KTS. Nguyễn Ngọc Khôi, KS. Ngô Đình Trí, KS. Nguyễn Tố, PTS. Tô Thị Minh Thông và PTS. Nguyễn Văn Than

Tổng số CBCNV là khoảng 300 người với 01 người có học hàm giáo sư (GS) và 09 người có học vị PTS. Viện có 09 xưởng thiết kế và nghiên cứu khoa học.

Thời kỳ này viện có một xưởng thiết kế tại Thành phố Hồ Chí Minh. KS. Phạm Trí Minh sang làm cục trưởng cục nhà và đất.

Trong giai đoạn này Viện Quy hoạch tổng hợp được nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Ba (1982). KTS. Đàm Trung Phường được phong giáo sư vào năm 1985.

IV. THỜI KỲ 1986 - 1995

Năm 1986, Đại hội Đảng VI với chính sách đổi mới “xóa bỏ bao cấp” đặt nền móng cho sự ra đời của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện hội nhập với các nước trên thế giới, mở rộng cơ chế thị trường cho nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động theo định hướng XHCN. Ngành Xây dựng dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Phan Ngọc Tường (1982 - 1989), Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc (1989 - 1997) nhận thức đúng đắn vai trò của đô thị, nông thôn trong thời kỳ đổi mới, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, vừa là hạt nhân thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngành Xây dựng đã tạo được bước chuyển biến quan trọng về quan điểm, về nhận thức đối với các cấp các ngành trong việc đổi mới nội dung quản lý xây dựng và phát triển đô thị nông thôn. Từ việc thiết kế quy hoạch, thiết kế nhà ở… để Nhà nước đầu tư, thực hiện, chuyển sang cơ chế mới là quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch các khu nhà ở để Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng đầu tư thực hiện. Đến thập kỷ 90, hàng triệu mét vuông nhà ở đã được xây dựng lại, xây dựng mới, bộ mặt đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị đã có sự chuyển biến đời sống nhân dân được cải thiện một bước.

Trong lĩnh vực quy hoạch đô thị

Bước vào thời kỳ Đổi Mới, công tác nghiên cứu thiết kế quy hoạch chịu tác động lớn từ những đường lối chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Cùng với tiến trình Đổi Mới, công cuộc tái thiết hệ thống đô thị, nông thôn trên địa bàn cả nước trở lên sôi động hơn lúc nào hết. Các đô thị ngày càng đóng vai trò là đô thị động lực kinh tế của các vùng miền và cả nước. Các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phố HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng… cũng như các đô thị trung bình, vừa và nhỏ như Hồng Gai, Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Đồng Hới, Huế, Nha Trang, Quy Nhơn, Cần Thơ, Vũng Tàu… đã phát triển và mở rộng nhanh chóng.

Nhiều hiện tượng mới tác động vào đô thị đòi hỏi công tác quy hoạch phải được nghiên cứu đổi mới, để có giải pháp thỏa đáng, thiết thực và khả thi. Tình trạng bùng nổ dân số ở các đô thị làm cho thiếu nhà ở, “phố hóa” các tiểu khu nhà ở, sửa mặt tiền, mở cửa hàng khắp nơi, ách tắc giao thông, phát triển thị trường buôn bán bất động sản… Hình thành mới nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đón các dự án đầu tư của nước ngoài, đã dồn dập đòi hỏi nhà quy hoạch đô thị phải tìm giải pháp giải quyết.

Đáp ứng với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, phương châm quy hoạch thời kỳ này là: Phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ và tận dụng thời cơ mới để phát triển đô thị, động lực quan trọng phát triển kinh tế đất nước. Các đô thị cần được khai thác và quản lý quỹ đất hiệu quả, linh hoạt đáp ứng nhu cầu ở, dịch vụ và đón nguồn lực đầu tư nước ngoài. Không gian cảnh quan kiến trúc, kết cấu hạ tầng và môi trường đô thị được coi trọng. Viện ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Bộ Xây dựng định hướng xây dựng đô thị, nông thôn trên toàn quốc.

Bộ máy tổ chức

Năm 1986, KTS. Đàm Trung Phường nghỉ hưu. Bộ máy điều hành của Viện gồm:

Viện trưởng: KTS. Nguyễn Ngọc Khôi

Các Phó viện trưởng: KS. Ngô Đình Trí, PTS. Tô Thị Minh Thông, PTS. Nguyễn Văn Than và PTS. Lê Hồng Kế.

Tổng số CBCNV của Viện là 249, trong số đó có 04 người có học vị PTS.

Lúc này, Viện từng bước điều chỉnh hướng đi cho phù hợp với tình hình mới. Do còn nhiều khó khăn khách quan, nên mặc dù Viện đã cố gắng mở rộng quan hệ quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nhưng vẫn bị ảnh hưởng từ những cơ chế, chính sách cũ.

Bởi vậy, ở thời kì đầu đổi mới, tổ chức của Viện đã có sự thay đổi. Một bộ phận quy hoạch trực thuộc Viện ở miền Nam được hình thành để đảm đương những công việc phía Nam. Năm 1988 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định thành lập Trung tâm Phát triển nông thôn trực thuộc Bộ Xây dựng trên cơ sở phòng nông thôn của Viện. Từ năm 1989 đến năm 1992, Trung tâm Phát triển nông thôn đã thực hiện dự án VIE/86/020 “Trợ giúp quy hoạch và phát triển điểm dân cư nông thôn” cho chương trình phát triển Liên hiệp quốc tài trợ.

Trong 2 năm 1997 và 1998. Bộ xây dựng giao cho Trung tâm Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện dự án Nghiên cứu Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 do Chính phủ Vương quốc Đan Mạch tài trợ.

Viện lúc này đã ý thức và nhìn nhận rằng: nội dung cải tiến, đổi mới chủ yếu là phải dựa trên việc coi các đồ án quy hoạch là công cụ sắc bén và quan trọng, nhằm giúp Nhà nước quản lý đô thị, khai thác có hiệu quả quỹ đất, không gian cảnh quan kiến trúc và kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là mục tiêu quan trọng để tăng trưởng kinh tế đất nước.

Với đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hóa, việc ứng dụng công nghệ tin học trong nghiên cứu quy hoạch và quản lý đô thị hóa đã được triển khai mạnh mẽ và đều được thực hiện trên máy vi tính với các phần mềm thích hợp. Viện đã thực hiện dự án đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực về công nghệ, thiết bị, con người… một cách toàn diện và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về quy hoạch và quản lý đô thị.

Bằng những đóng góp của mình, các quỹ vật chất của Viện ngày càng được nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Công việc của Viện được đổi mới toàn diện về con người, về điều hành, về đầu tư chiều sâu… Viện đã thực sự chuyển sang một giai đoạn mới, phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của Bộ và Nhà nước giao phó.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước được sáp nhập vào Bộ Xây dựng theo Quyết định số 66/NQ-HĐNN ngày 24/3/1988 của Hội đồng Nhà nước.

Đầu những năm 90, tình hình kinh tế nước phát triển mạnh, xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế mở rộng trên mọi lĩnh vực. Một số trào lưu văn hóa ồ ạt và có ảnh hưởng tới văn hóa trong nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc… Nền Quy hoạch và kiến trúc nước nhà cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này.  Bên cạnh đó, mạng Internet phát triển, khoa học công nghệ cũng đã làm cho việc hành nghề KTS cũng sang một trang mới.

Năm 1990, Viện Quy hoạch Tổng hợp đổi tên thành Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng số 174/BXD-TCLĐ.

Ngày 05/10/1993 Bộ Xây dựng ra quyết định số 212/BXD-TCLĐ thành lập Trung tâm Nghiên cứu và quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn trực thuộc Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn, Bộ Xây dựng.

Năm 1994, thành lập Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (1994 -5/1996) trực thuộc Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn. Năm 1996, đổi tên thành Trung tâm Quy hoạch đô thị - nông thôn miền Trung (6/1996 - 3/2008) trực thuộc Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn. Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu theo mẫu quy định để giao dịch thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trụ sở đóng tại thành phố Đà Nẵng.

Với năng lực về trang thiết bị cũng như nhân sự, trong những năm qua Trung tâm Quy hoạch đô thị - nông thôn miền Trung đã luôn phát huy vai trò của viện đầu ngành trên địa bàn miền Trung. Trung tâm đã thiết kế quy hoạch, lập dự án, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, thiết kế kỹ thuật thi công các công trình cũng như tham gia các dự án của Ngân hàng Thế giới với chất lượng hồ sơ đạt yêu cầu theo đúng quy định của Nhà nước và chủ đầu tư. Nhiều công trình đã đi vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao.

V. THỜI KỲ 1996 - 2007

Sau 10 năm đổi mới, bước đầu đã thu được một số thành công nhất định, đất nước đã tạo được thế và lực để bước vào thời kỳ thực hiện CNH - HĐH theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra. Ngành Xây dựng dưới sự chỉ đạo của các Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm (1997 - 2002), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân (2002 - 2011) đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở. Khung pháp lý trong lĩnh vực xây dựng đã được hình thành khá đồng bộ để thực hiện các chiến lược định hướng phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Ngành ở cấp vĩ mô. Chuẩn bị những tiền đề tiến đến hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ở giai đoạn sau.

Thời kỳ này, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực ngành Xây dựng đã được hình thành phục vụ công tác quản lý Nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Luật Xây dựng được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 4, tháng 12/2013 (Chương II của Luật Xây dựng đã đề cập đến công tác Quy hoạch xây dựng). Đây là sự kiện quan trọng nhất của ngành xây dựng Việt Nam, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động xây dựng đi dần vào kỷ cương, nề nếp, chất lượng xây dựng được đảm bảo và thúc đẩy thị trường xây dựng trên quy mô rộng lớn, đa dạng. Cùng với Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị cũng đã được ban hành và có hiệu lực, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở và thị trường bất động sản. Lãnh đạo Bộ với chủ trương quy hoạch phải đi trước một bước, công tác quy hoạch xây dựng đã được quan tâm và đẩy mạnh, sự đóng góp của lĩnh vực quy hoạch xây dựng đã làm thay đổi trên khắp đất nước từ đô thị đến nông thôn.

Trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Viện quy hoạch đô thị nông thôn đến thời kỳ này đã có sự lớn mạnh không ngừng, tập thể CBVC của Viện đã đóng góp tích cực cho quá trình hội nhập và phục vụ tích cực sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Tham gia trong công tác quản lý và phát triển đô thị như: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam, Định hướng phát triển cấp nước đô thị, Định hướng thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020. Các quy hoạch tổng thể xây dựng đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng đã được phê duyệt điều chỉnh, các đô thị loại II, đô thị loại III, quy hoạch xây dựng của các thị trấn, thị tứ và các cụm dân cư nông thôn đã phê duyệt. Đây là công việc có ý nghĩa hết sức lớn lao, vừa là công cụ quản lý vừa tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đô thị theo quy hoạch và dự án, tiết kiệm đất đai.

Trong khung cảnh chung của một tương lai đổi mới, Viện cũng được chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ các chuyên gia quy hoạch theo cả bề rộng lẫn chiều sâu về tổ chức, nhân sự, kiến thức, công nghệ, quan hệ đa ngành trong nước và quốc tế… Đội ngũ đó ngày một kiện toàn với hàng trăm chuyên gia thuộc đủ các chuyên môn có liên quan về quy hoạch kiến trúc, kinh tế, xã hội, kỹ thuật hạ tầng, môi trường sinh thái…

Một số lượng đáng kể CBVC của Viện đã được nâng cấp trình độ sau đại học và đặc biệt nguồn lực đã tăng trưởng vượt bậc nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, trước hết là công nghệ tin học đang hướng đến trình độ tiên tiến của thế giới, như khảo sát viễn thám (remote sensing), hệ thống thông tin địa lý chuyên ngành (GIS); sử dụng các phần mềm tin học phục vụ nghiên cứu không gian kiến trúc (Autocad, 3D), phần mềm về xử lý tổ hợp và chỉnh hợp tư liệu, phần mềm kỹ thuật hạ tầng về giao thông, cấp nước, cấp điện… Hơn nữa việc được tiếp cận hàng loạt các phương pháp quy hoạch mới cùng rất nhiều kinh nghiệm phong phú của các tổ chức tư vấn  quốc tế đã đem đến trong hành trang tri thức của ngành quy hoạch xây dựng một tiềm năng phong phú hơn rất nhiều so với trước đây.

Với một đội ngũ cán bộ “rất đông về số lượng, lớn mạnh trong công tác tư vấn, nhưng lại rất hạn chế trong công tác nghiên cứu khoa học”. Do vậy, bên cạnh công tác chuyên môn, Viện trưởng PGS.TS. Lê Hồng Kế quan tâm đặc biệt đến công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực. Từ đầu những năm 90, hàng loạt dự án với sự hỗ trợ kinh phí của nước ngoài được lập ra, hàng chục cán bộ được đào tạo lại theo các khóa ngắn hạn ở trong nước và đào tạo trên đại học Thạc sỹ, Tiến sỹ ở nước ngoài như: Thái Lan (AIT), Hà Lan, Australia, England, Scotland, Netherland, Trung Quốc, Nhật Bản... theo các hợp phần của các dự án VIE.86.020; VIE.88.P02; VIE.94.006; ..., Nhà nước công nhận các Phó Tiến sỹ được đào tạo trong và ngoài nước là học vị Tiến sỹ và đã có nhiều cán bộ trong số đó đã trở thành Giáo sư, Phó Giáo sư... có vị trí quan trọng trong ngành Quy hoạch và Kiến Trúc nước nhà.

Toàn bộ bối cảnh nêu trên đã đặt Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn trước cơ hội và thử thách mới. Viện phải chứng tỏ năng lực đầu ngành trong việc tập hợp và điều tiết các hoạt động của ngành giữa trung ương với địa phương, khi mà trên cả nước ngoài Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn của Bộ Xây dựng còn có các tổ chức tư vấn nước ngoài về lập quy hoạch, các Viện quy hoạch và trung tâm quy hoạch xây dựng được thành lập ở hầu hết các địa phương. Mô hình hoạt động tư vấn của Viện bắt đầu chuyển từ “thụ động” giao việc theo kế hoạch của Bộ Xây dựng sang “chủ động” tìm kiếm, mở rộng thị trường. Viện xây dựng Quy chế Khoán các loại hình công việc, với loại hình quy hoạch 3 (với mô hình khoán theo cơ chế giao quyền chủ động hoàn toàn cho CBVC từ khâu tìm việc đến khâu kết thúc hoàn thành đồ án) nhằm khuyến khích cán bộ chủ động huy động nguồn vốn cá nhân tìm kiếm, thu hút công việc từ các địa phương.

Bộ máy tổ chức của Viện:

Năm 1996, KTS. Nguyễn Ngọc Khôi - Viện trưởng nghỉ hưu, ông được cử làm cố vấn cho Bộ trưởng đến năm 2000; PTS.TS. Tô Thị Minh Thông - Phó Viện trưởng nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục làm cố vấn cao cấp cho Viện.

Bộ máy lãnh đạo của Viện lúc này gồm:

Viện trưởng là PGS.TS. Lê Hồng Kế

Các phó viện trưởng: TS. Nguyễn Sơn Hải, KTS. Trần Ngọc Chính, ThS. Đỗ Tú Lan, ThS. Nguyễn Hồng Tiến, PTS. Nguyễn Văn Than.

Năm 2000 TS. Nguyễn Văn Than và PGS.TS. Lê Hồng Kế - Viện trưởng nghỉ hưu.

KTS. Trần Ngọc Chính được đề bạt Viện trưởng đến giữa năm 2003, theo yêu cầu của Bộ Xây dựng, KTS. Trần Ngọc Chính được điều động sang giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Kiến trúc, quy hoạch xây dựng.

ThS. Đỗ Tú Lan được điều động sang làm Giám đốc Ban quản lý dự án khảo sát và quy hoạch.

ThS. Nguyễn Hồng Tiến sang làm Phó Vụ trưởng Vụ Hạ tầng kỹ thuật mới được Bộ Xây dựng mới thành lập.

PGS.TS. Lưu Đức Hải được điều động và bổ nhiệm từ cương vị Phó Vụ trưởng Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị làm Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn.

Các ThS. Vương Anh Dũng, ThS. Ngô Trung Hải, ThS. Lã Thị Kim Ngân được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng.

Năm 2003 Trung tâm Quy hoạch đô thị - nông thôn miền Nam được thành lập và đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2005 Phân viện Quy hoạch đô thị - nông thôn miền Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp quy hoạch từ Công ty tư vấn Xây dựng tổng hợp (NAGECCO) và Trung tâm Quy hoạch đô thị - nông thôn miền Nam do TS. Nguyễn Thiềm làm Phó Viện trưởng kiêm Giám đốc Phân viện.

Năm 2004 ThS.KTS. Vương Anh Dũng được điều động giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kiến trúc quy hoạch xây dựng.

Năm 2005, Phó Viện trưởng Nguyễn Sơn Hải nghỉ hưu.

Năm 2006 TS.KTS. Nguyễn Thiềm nghỉ hưu, KS. Phạm Xuân Tứ được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng.

Như vậy là Viện đã liên tục có sự thay đổi và kế thừa trong bộ máy lãnh đạo Viện trong giai đoạn này. Công tác nghiên cứu của Viện luôn ổn định và ngày càng nâng cao theo hướng chuyên nghiệp và hội nhập với quốc tế để đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của tình hình mới. Từ năm 1996 - 2000, PGS.TS Lê Hồng Kế làm Viện trưởng đã thúc đẩy cách tiếp cận quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường để đảm bảo chất lượng không gian sống tốt hơn.  Từ năm 2000 -2003, KTS Trần Ngọc Chính làm Viện trưởng, mở rộng tư duy này ở bình diện không gian rộng lớn hơn trong mối liên kết vùng tỉnh, vùng liên tỉnh. Từ năm 2003-2008, PGS.TS Lưu Đức Hải làm Viện trưởng với sự kế thừa truyền thống các thế hệ đi trước, nhưng với mong muốn phải áp dụng công nghệ mới vào công tác lập và quản lý phát triển đô thị. Hệ thống cơ sở dữ liệu GIS được dần tiếp cận, áp dụng. Đây là giai đoạn, Viện đã đóng góp được rất nhiều cho công tác xây dựng của ngành. Bên cạnh việc quy hoạch hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn, Viện đã tham gia nhiều quy hoạch liên quan đến quản lý nhà nước của Bộ khác, như: quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; các vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch các khu di sản văn hóa và di sản thiên nhiên; quy hoạch các khu du lịch, TDTT, các trung tâm văn hóa; thiết kế cột mốc biên giới quốc gia… Những đóp góp lớn lao này, đã làm thay đổi diện mạo không gian đô thị, điểm dân cư nông thôn nhiều tỉnh, nhiều vùng trên địa bàn cả nước.

Đặc biệt trong đội ngũ lãnh đạo đó đ/c Viện trưởng KTS. Trần Ngọc Chính đã được đề bạt vào cương vị Thứ trưởng Bộ Xây dựng (5/2005), có 03 đồng chí được phong hàm PGS là: TS. Tô Thị Minh Thông (1998), TS. Lê Hồng Kế (2000), TS. Lưu Đức Hải (2002).

VI. THỜI KỲ TỪ 2008 - 2016

Đây là thời kỳ kinh tế cả nước phát triển mạnh mẽ, đô thị hóa tăng trưởng nhanh chóng. Đô thị đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước và có xu hướng mở rộng thành các đô thị lớn để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Nhưng đồng thời đô thị cũng đang gặp nhiều khó khăn thách thức do biến đổi khí hậu, và tăng trưởng nhanh chóng thiếu kiểm soát, gây nên nguy cơ ô nhiễm môi trường phát triển thiếu tính bền vững, lãng phí tài nguyên. Quy hoạch quản lý và phát triển đô thị lúc này đòi hỏi theo hướng tiếp cận đa ngành để đáp ứng yêu cầu mới. Nghiên cứu quy hoạch đô thị gắn liền với thiết kế kiến trúc công trình, để tạo lập bản sắc riêng cho đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân hướng đến phát triển bền vững.

Bộ Xây dựng dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân (2002 - 2011), Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng (2011 - 2016) và nay là Bộ trưởng Phạm Hồng Hà quan tâm đến quản lý vĩ mô về phát triển đô thị - nông thôn. Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung và đổi mới một cách căn bản, toàn diện theo cơ chế thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Năm 2010, Bộ đã trình Chính phủ và Quốc hội thông qua Luật quy hoạch đô thị. Luật quy hoạch đô thị ra đời khẳng định tầm quan trọng của công tác quản lý và phát triển đô thị trong phát triển nền kinh tế xã hội Quốc gia.

Trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Thời kỳ này, lĩnh vực phát triển đô thị - nông thôn có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và nhận thức. Xu hướng toàn cầu hóa đã đặt ra những vấn đề mới về kinh tế - xã hội - môi trường đã tác động đến lĩnh vực quy hoạch đô thị. Nhiều mô hình đô thị mới theo hướng bền vững đã được Viện nghiên cứu áp dụng trong quy hoạch, như: mô hình “tập hợp các đô thị”, mô hình “chùm đô thị”, mô hình “đô thị vệ tinh” , mô hình “TOD”, mô hình “Hành lang xanh, vành đai xanh” áp dụng đối với các đô thị lớn và vùng đô thị lớn trong điều kiện đặc thù ở Việt Nam. Mô hình đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị sống tốt, phát triển đô thị vì lợi ích cộng đồng… áp dụng cho các khu vực đô thị hoặc các đô thị trung bình và nhỏ. Giải quyết các nhu cầu cấp bách của đô thị như: xây dựng các khu đại học tập trung, khu y tế tập trung, khu hành chính tập trung; nghiên cứu hệ thống giao thông công cộng, xây dựng nhà ở xã hội, nghiên cứu nhà ở vùng bão lũ; nghiên cứu Chương trình phát triển đô thị, nâng cấp đô thị, tái thiết đô thị… Khu vực nông thôn cũng được quan tâm, với chương trình xây dựng nông thôn mới và Đây cũng là cơ sở để ngành xây dựng thực hiện quan điểm của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN với mục tiêu xây dựng xã hội vì con người.

Đây cũng là thời kỳ, Viện có nhiều cơ hội tiếp cận với các quan niệm, các phương pháp quy hoạch từ các nước phát triển và đang phát triển, như: Pháp, Anh, Mỹ, Singapore, Nhật bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Tây Ban, Đức, Ý, Thái Lan, Malaysia … áp dụng cho các đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, các khu chức năng đặc thù. Thời kỳ này nhiều cán bộ nòng cốt của Viện nghỉ hưu thay thế bằng thế hệ cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình, sử dụng tốt các công nghệ hiện đại. Mặc dù không nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu quy hoạch nhưng các cán bộ trẻ của Viện luôn sẵn sàng đổi mới cách nghiên cứu và thể hiện các đồ án quy hoạch để hòa nhập với xu thế chung của thế giới.

Thời kỳ này, được sự quan tâm của Bộ Xây dựng, Viện được sử dụng trụ sở làm việc mới chuyển từ tòa nhà sử dụng chung với Cơ quan Bộ Xây dựng tại 37 Lê Đại Hành sang tòa nhà 14 tầng tại số 10 phố Hoa Lư, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Thời kỳ tháng 4/2008 đến tháng 9/2013 thành lập Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn

Để đáp ứng yêu cầu của xã hội thời kỳ này Bộ Xây dựng đã ra quyết định số 477/QĐ-BXD Ngày 2/4/2008 thành lập Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn trên cơ sở sáp nhập hai Viện: Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn và Viện Nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia. Tên giao dịch Quốc tế: Vietnam Institute of Architecture, Urban and Rural Planning (VIAP) - Ministry of Construction (MOC). Trụ sở làm việc tại Số 10 Hoa Lư - Hai Bà Trưng - Hà Nội và Số 389 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội.

Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn là đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện các chức năng: tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ để phục vụ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; nghiên cứu bảo tồn, bảo tàng và phát triển nền kiến trúc quốc gia; nghiên cứu phát triển lĩnh vực quy hoạch xây dựng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế và thông tin về khoa học công nghệ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng.

Bộ máy tổ chức của Viện

Viện trưởng: TS. KTS. Nguyễn Đình Toàn  (từ tháng 4/2008 - 8/2009)

Các Phó Viện trưởng: ThS.KTS. Ngô Trung Hải; ThS.KTS. Lã Thị Kim Ngân; TS.KTS. Lê Thị Bích Thuận; KS. Phạm Xuân Tứ. 

Giữa năm 2009: Thay đổi bộ máy lãnh đạo Viện. Tháng 3/2009, Phó Viện trưởng Lã Thị Kim Ngân chuyển sang công tác tại thành phố Hà Nội giữ vị trí là Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà nội. Tháng 8/2009, Viện trưởng Nguyễn Đình Toàn được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

ThS. KTS. Ngô Trung Hải được bổ nhiệm quyền Viện trưởng (tháng 9/2009), chính thức là Viện trưởng từ tháng 4/2010. Các Phó Viện trưởng: TS.KTS. Lê Thị Bích Thuận; KS. Phạm Xuân Tứ; TS.KTS. Trương Văn Quảng; ThS.KTS. Vũ Đình Thành. Cuối năm 2013 KS. Phạm Xuân Tứ và TS.KTS. Lê Thị Bích Thuận nghỉ hưu.

Giai đoạn này Viện thành lập một số đơn vị mới, tháng 10/2010 Bộ Xây dựng ra quyết định thành lập Cung triển lãm quy hoạch quốc gia, đồng chí Lý Văn Vinh được cử giữ vị trí Giám đốc. Tháng 12/2011 Bộ Xây dựng thành lập Viện Quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn trực thuộc Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn được thành lập trên cơ sở tái cấu trúc lại Trung tâm Quy hoạch phát triển nông thôn, ThS.KTS. Đàm Quang Tuấn được cử giữ vị trí Giám đốc. Tháng 12/2013 thành lập Viện Quy hoạch môi trường, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn, TS.KTS. Lưu Đức Cường được cử giữ vị trí giám đốc.

Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn có 715 cán bộ, viên chức, gồm 10 tiến sỹ, 80 thạc sỹ, 498 kiến trúc sư và kỹ sư các chuyên ngành.

Các phòng ban có 33 đơn vị gồm:

1. Văn phòng

2. Phòng tổ chức cán bộ

3. Phòng Kế hoạch - Thị trường

4. Phòng Tài chính - Kế toán

5. Phòng Quản lý Khoa học - Kỹ thuật

6. Phòng Nghiên cứu lý luận phê bình Kiến trúc và Quy hoạch

7. Phòng Nghiên cứu phát triển đô thị và công trình Kiến trúc

8. Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế

9. Phòng Nghiên cứu lịch sử Kiến trúc

10. Phòng Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa xây dựng

11. Phòng Nghiên cứu thiết kế điển hình hóa xây dựng

12. Phòng Quản lý dữ liệu D-GIS

13. Trung tâm quy hoạch xây dựng 1

14. Trung tâm quy hoạch xây dựng 2

15. Trung tâm quy hoạch xây dựng 3

16. Trung tâm quy hoạch xây dựng 4

17. Trung tâm Kiến trúc, Quy hoạch Hà Nội

18. Viện Quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn

19 Trung tâm Chuyển giao công nghệ quy hoạch xây dựng

20. Trung tâm Thiết kế đô thị

21. Trung tâm Trắc địa bản đồ

22. Viện Quy hoạch môi trường, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn

23. Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di tích và bảo tàng kiến trúc

24. Trung tâm Tư vấn kiến trúc và đầu tư xây dựng

25. Trung tâm Quản lý kỹ thuật và kiểm định xây dựng

26. Trung tâm thi công Kiến trúc - Mỹ thuật

27. Trung tâm Quy hoạch đô thị - nông thôn miền Trung

28. Trung tâm Kiến trúc miền Trung

29. Trung tâm Kiến trúc miền Nam

30. Phân viện Quy hoạch đô thị - nông thôn miền Nam

31. Tạp chí Quy hoạch xây dựng

32. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam

33. Cung triển lãm Quy hoạch Quốc gia

Thời kỳ tháng 10/2013 đến nay đổi tên là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia

Để phát huy hơn nữa vai trò của công tác Quy hoạch và Kiến trúc trong thời kỳ mới, trên cơ sở Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng quyết định tách thành 2 Viện: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Viện Kiến trúc quốc gia. Tháng 10/2013 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 999/QĐ-BXD đổi tên Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn thành Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.

Chức năng của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) là đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện các chức năng nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ để phục vụ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực quy hoạch xây dựng bao gồm: Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển nông thôn, hạ tầng kỹ thuật và môi trường, thiết kế đô thị, không gian kiến trúc cảnh quan (gọi tắt là quy hoạch xây dựng); tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế và thông tin về khoa học, thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc.

 

Bộ máy tổ chức

Viện trưởng: ThS.KTS.  Ngô Trung Hải

Phó viện trưởng: TS.KTS. Trương Văn Quảng. Phó Viện trưởng ThS.KTS. Vũ Đình Thành được điều chuyển sang vị trí phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia.

Tháng 7/2014 Bộ Xây dựng bổ nhiệm 2 phó Viện trưởng là TS.KTS. Lưu Đức Cường và KTS. Phạm Thị Nhâm.

Năm 2015 TS.KTS. Lưu Đức Cường được hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước phong hàm Phó Giáo sư.

Tháng 11/2015 TS.KTS. Trương Văn Quảng nghỉ hưu theo chế độ.

Tháng 02/2016 Bộ Xây dựng bổ nhiệm 2 phó Viện trưởng là ThS.KS. Phạm Thị Thanh Hoa và ThS.KTS. Nguyễn Thành Hưng.

Viện có tổng số 25 đơn vị gồm:

1. Văn phòng;

2. Phòng Tổ chức cán bộ;

3. Phòng Tài chính kế toán;

4. Phòng Kế hoạch thị trường;

5. Phòng Quản lý khoa học kỹ thuật

6. Phòng Nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển đô thị

7. Phòng Quản lý dữ liệu D-GIS

8. Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế

9. Trung tâm Quy hoạch xây dựng 1

10. Trung tâm Quy hoạch xây dựng 2

11. Trung tâm Quy hoạch xây dựng 3

12. Trung tâm Quy hoạch xây dựng 4

13. Trung tâm Kiến trúc, Quy hoạch Hà nội

14. Trung tâm Tư vấn kiến trúc và đầu tư xây dựng;

15. Trung tâm Quản lý kỹ thuật và kiểm định xây dựng;

16. Trung tâm Chuyển giao công nghệ quy hoạch xây dựng;

17. Trung tâm Khảo sát quy hoạch xây dựng;

18. Trung tâm Thiết kế kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị;

19. Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn miền Trung;

20. Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn miền Nam;

21. Viện Quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn;

22. Viện Quy hoạch môi trường, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn.

23. Viện Nghiên cứu thiết kế đô thị;

24. Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng quốc gia;

25. Tạp chí Quy hoạch xây dựng.

Thời điểm này, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia có 532 người. Trong đó: Phó giáo sư 01 người. Tiến sĩ: 03 người; Thạc sĩ: 81 người; Đại học: 386 người.

Ngày 27/12/2013 trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm thiết kế đô thị Viện ra quyết định số 47/QĐ-VQHQG thành lập Viện Nghiên cứu thiết kế đô thị do KTS. Đỗ Kim Dung làm giám đốc. Phân viện Quy hoạch đô thị - nông thôn miền Nam được tách ra và thành lập Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam (Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 18/4/2014) trực thuộc Bộ Xây dựng.

Ngày 15/10/2014, Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn miền Nam thuộc Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia được thành lập theo Quyết định 386/QĐ-VQHQG.

Đây là thời kỳ, Viện có lực lượng CBVC hùng hậu, trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp được nâng cao rất nhiều. Giai đoạn này, Thiết kế đô thị là một công cụ hỗ trợ trong công tác nâng cao chất lượng tổ chức không gian, quản lý thực hiện quy hoạch do Viện khởi xướng từ những năm 2000 đã đi vào thực tiễn và được pháp lý hóa trong Luật, Nghị định, Thông tư… của ngành. Biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề mà các đô thị trên toàn cầu đang rất quan tâm, PGS.TS. Lưu Đức Cường đã hợp tác cùng quỹ Rockeffeller lồng ghép BĐKH vào công tác quy hoạch đô thị.

Đặc biệt đây là giai đoạn Viện tiếp tục khẳng định thương hiệu thông qua các đồ án quy hoạch vùng, QHC đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới… trên cơ sở hợp tác với tư vấn nước ngoài mà điển hình là đồ án QHCXD Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QĐ 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011), “Điều chỉnh QHXD Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” (QĐ 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016) do Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn trực tiếp chỉ đạo.

Hiện nay Viện lại đi tiên phong trong công tác nghiên cứu đổi mới phương pháp lập QH cho phù hợp với xu hướng hội nhập, tiến bộ KHCN… và đặc biệt là trong bối cảnh tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2013 - 2020” của Chính phủ Việt Nam.

V.II THỜI KỲ 2016 - NAY:

Tháng 5/2017, Viện trưởng Ngô Trung Hải được Bộ Xây dựng cho nghỉ hưu theo chế độ. Nhiệm vụ Quyền Viện trưởng được giao cho PGS.TS.KTS Lưu Đức Cường. Tháng 3/2018, đồng chí Lưu Đức Cường chính thức được Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng.

Thứ trưởng BXD Nguyễn ĐÌnh Toàn trao quyết định Viện trưởng VIUP cho PGS.TS.KTS Lưu Đức Cường

Thời điểm này được coi là dấu mốc chuyển giao cho thế hệ lãnh đạo trẻ tiếp tục gánh vác và phát huy truyền thống của Viện. Cũng trong năm 2018, Viện được tái cấu trúc nhằm kiện toàn tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trên cơ sở sắp xếp lại một số phòng, trung tâm thuộc Viện. Cụ thể: Sáp nhập Văn phòng và Phòng Tổ chức cán bộ thành Phòng Tổ chức hành chính, Sáp nhập Phòng Kế hoạch thị trường và phòng Tài chính kế toán thành Phòng Kế hoạch tài chính, Sáp nhập Tạp chí Quy hoạch xây dựng và Trung tâm đào tạo hợp tác quốc tế thành Trung tâm thông tin, đào tạo và hợp tác quốc tế, Sáp nhập Trung tâm Thiết kế Kiến trúc cảnh quan và Trung tâm Chuyển giao công nghệ quy hoạch xây dựng thành và giữ nguyên tên đơn vị Trung tâm Chuyển giao công nghệ quy hoạch xây dựng. Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn miền Nam trực thuộc Viện được tách ra khỏi Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia và sáp nhập với Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam trực thuộc Bộ Xây dựng.Thời điểm này được coi là dấu mốc chuyển giao cho thế hệ lãnh đạo trẻ tiếp tục gánh vác và phát huy truyền thống của Viện. Cũng trong năm 2018, Viện được tái cấu trúc nhằm kiện toàn tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trên cơ sở sắp xếp lại một số phòng, trung tâm thuộc Viện. Cụ thể: Sáp nhập Văn phòng và Phòng Tổ chức cán bộ thành Phòng Tổ chức hành chính, Sáp nhập Phòng Kế hoạch thị trường và phòng Tài chính kế toán thành Phòng Kế hoạch tài chính, Sáp nhập Tạp chí Quy hoạch xây dựng và Trung tâm đào tạo hợp tác quốc tế thành Trung tâm thông tin, đào tạo và hợp tác quốc tế, Sáp nhập Trung tâm Thiết kế Kiến trúc cảnh quan và Trung tâm Chuyển giao công nghệ quy hoạch xây dựng thành và giữ nguyên tên đơn vị Trung tâm Chuyển giao công nghệ quy hoạch xây dựng. Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn miền Nam trực thuộc Viện được tách ra khỏi Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia và sáp nhập với Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam trực thuộc Bộ Xây dựng.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định 68/QĐ-BXD ngày 25/01/2018 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia. Bộ máy tổ chức thu gọn còn 20 đơn vị trực thuộc gồm: 

1.  Phòng Tổ chức - Hành chính;

2. Phòng Kế hoạch - Tài Chính;

3. Phòng Quản lý khoa học kỹ thuật;

4. Phòng quản lý dữ liệu và ứng dụng GIS;

5. Phòng Nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển đô thị;

6. Trung tâm Thông tin, Đào tạo và Hợp tác quốc tế;

7. Trung tâm Quy hoạch xây dựng 1;

8. Trung tâm Quy hoạch xây dựng 2;

9. Trung tâm Quy hoạch xây dựng 3;

10. Trung tâm Quy hoạch xây dựng 4;

11. Trung tâm Tư vấn kiến trúc và đầu tư xây dựng;

12. Trung tâm kiến trúc, quy hoạch Hà Nội;

13. Trung tâm quản lý kỹ thuật và kiểm định xây dựng;

14. Trung tâm Khảo sát quy hoạch xây dựng;

15. Trung tâm Chuyển giao công nghệ quy hoạch xây dựng;

16. Viện Quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn;

17. Viện Quy hoạch môi trường, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn;

18. Viện Nghiên cứu Thiết kế đô thị;

19. Phân Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn miền trung;

20. Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia.

Bộ máy tổ chức:

Viện trưởng: PGS.TS.KTS Lưu Đức Cường

Các Phó Viện trưởng:

1. KTS. Phạm Thị Nhâm

2. ThS. KTS Nguyễn Thành Hưng

3. Ths.KS Phạm Thị Thanh Hoa

Tháng 8/2021, Phó Viện trưởng Nguyễn Thành Hưng được điều động công tác sang đơn vị khác. Do đó, Ban lãnh đạo VIUP có Viện trưởng PGS.TS.KTS Lưu Đức Cường và 02 Phó Viện trưởng KTS. Phạm Thị Nhâm và Ths.KS Phạm Thị Thanh Hoa.

Tháng 01/2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm Phó Viện trưởng PGS.TS Hoàng Vĩnh Hưng.

Thứ trưởng Lê Quang Hùng trao quyết định và chúc mừng đồng chí Hoàng Vĩnh Hưng

Đầu tháng 7/2022, Viện trưởng Lưu Đức Cường đột ngột lâm bệnh và qua đời. Phó Viện trưởng Phạm Thị Nhâm được Bộ Xây dựng giao tạm thời phụ trách Viện từ ngày 1/7/2022.

Tháng 12/2023, Phó Viện trưởng Phạm Thị Thanh Hoa nghỉ hưu theo chế độ.

Bộ máy tổ chức Viện hiện nay gồm:

Phó Viện trưởng phụ trách: KTS. Phạm Thị Nhâm

Phó Viện trưởng: PGS.TS. KTS Hoàng Vĩnh Hưng