Rà soát QHC các đô thị thuộc vùng Duyên Hải Bắc bộ, đề xuất nội dung ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trong điều chỉnh QHC các đô thị

Chủ nhiệm: PGS.TS. Lưu Đức Cường - Viện trưởng Viện Quy hoạch ĐT- NT quốc gia

Phó chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Tham gia:                            

  • TS.KTS. Lưu Đức Minh
  • ThS. Nguyễn Việt Dũng
  • ThS. Nguyễn Huy Dũng
  • ThS. Phan Thị Hằng
  • ThS.KTS. Nguyễn Kim Oanh
  • ThS.KTS. Nguyễn Tiến Hùng
  • KTS. Nguyễn Thị Mỹ Hằng
  • KS. Hoàng Tuấn
  • CN. Đỗ Thị Thảo
  • ThS. Nguyễn Tiến Trung
  • KS. Vương Thu Hoài
  • CN. Nguyễn Thị Hạnh

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG.. 10

DANH MỤC HÌNH.. 18

MỞ ĐẦU.. 22

1. Sự cần thiết thực hiện dự án. 22

2. Mục tiêu. 23

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 23

4. Phương pháp nghiên cứu. 23

5. Sản phẩm.. 24

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KINH NGHIỆM... 26

LỒNG GHÉP NỘI DUNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH, NBD TRONG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ. 26

1.1. Tổng quan về BĐKH và các tác động của BĐKH, NBD tới đô thị 26

1.1.1. Tổng quan về BĐKH tại Việt Nam.. 26

1.1.2. Tác động của BĐKH, NBD tới đô thị 33

1.2. Tổng quan về lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH và NBD trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch trên thế giới 35

1.2.1. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển. 35

1.2.2. Kinh nghiệm của các quốc gia đang phát triển trong khu vực. 46

1.3. Tổng quan lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH và NBD trong quy hoạch chung đô thị tại Việt Nam.. 52

1.3.1. Tổng quan các định hướng, quy định, yêu cầu về ứng phó với BĐKH, NBD cho QHC đô thị trong hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam.. 52

1.3.2. Tổng quan kinh nghiệm lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào QHC đô thị từ các dự án hợp tác quốc tế. 59

1.3.3. Tổng quan kinh nghiệm lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào QHC đô thị từ các nhiệm vụ của Bộ và địa phương. 64

1.4  Bài học kinh nghiệm về lồng ghép ứng phó BĐKH, NBD vào QHC đô thị 80

1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ quốc tế. 80

1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Việt Nam.. 82

CHƯƠNG 2. CÁC VẤN ĐỀ BĐKH, NBD ĐỐI VỚI CÁC ĐÔ THỊ VÙNG DHBB.. 85

2.1. Tổng quan về vùng DHBB và hệ thống các đô thị trong vùng. 85

2.1.1. Vị trí, quy mô vùng duyên hải Bắc Bộ. 85

2.1.2. Điều kiện tự nhiên vùng DHBB.. 86

2.1.3. Đặc điểm phân bố dân cư.. 91

2.1.4. Tình hình đô thị hóa. 92

2.2.    Phân vùng tác động của BĐKH tới các đô thị trong vùng và lựa chọn đô thị đại diện  94

2.2.1. Diễn biến khí hậu và các hậu quả có liên quan tới BĐKH của các đô thị trong vùng. 94

2.2.2. Phân vùng tác động của BĐKH và lựa chọn đô thị đại diện. 104

CHƯƠNG 3. RÀ SOÁT HIỆN TRẠNG LỒNG GHÉP ỨNG PHÓ BĐKH, NBD VÀO QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG CÁC ĐÔ THỊ VÙNG DHBB.. 109

3.1. Đánh giá hiện trạng lồng ghép ứng phó BĐKH, NBD vào QHC đô thị 109

3.2. Rà soát lồng ghép BĐKH, NBD vào QHC các đô thị Tiểu vùng 1. 116

3.2.1. Thành phố Hạ Long. 119

3.2.1.1 Tổng quan chung về thành phố Hạ Long. 119

3.2.1.2. Tác động của BĐKH đến thành phố Hạ Long. 121

3.2.1.3. Rà soát lồng ghép các nội dung BĐKH, NBD trong đồ án QHC đô thị 129

3.2.2. Thị xã Quảng Yên. 152

3.2.2.1 Tổng quan chung về thị xã Quảng Yên. 152

3.2.2.2. Tác động của BĐKH đến thị xã Quảng Yên. 155

3.2.2.3 Rà soát lồng ghép các nội dung BĐKH, NBD trong đồ án QHC đô thị 158

3.2.3. Thành phố Hải Phòng. 182

3.2.3.1. Tổng quan chung về thành phố Hải Phòng. 182

3.2.3.2. Tác động của BĐKH đến thành phố Hải Phòng. 186

3.2.3.3. Rà soát lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong đồ án QHC đô thị 192

3.3. Rà soát lồng ghép BĐKH,NBD vào QHC các đô thị Tiểu vùng 2. 217

3.3.1. Thành phố Uông Bí 218

3.3.1.1    . Tổng quan chung về thành phố Uông Bí 218

3.3.1.2.  Tác động của BĐKH đến thành phố Uông Bí 221

3.3.1.3. Rà soát lồng ghép các nội dung BĐKH, NBD trong đồ án QHC đô thị 226

3.3.2. Thị trấn Ba Chẽ. 262

3.3.2.1 Tổng quan chung về thị trấn Ba Chẽ. 262

3.3.2.2. Tác động của BĐKH đến Thị trấn Ba Chẽ. 267

3.3.2.3. Rà soát lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong đồ án QHC đô thị 271

3.4. Rà soát lồng ghép BĐKH, NBD vào QHC các đô thị Tiểu vùng 3. 281

3.4.1. Thị trấn Quất Lâm.. 283

3.4.1.1 Tổng quan chung về thị trấn Quất Lâm.. 283

3.4.1.2. Tác động của BĐKH đến thị trấn Quất Lâm.. 285

3.4.1.3. Rà soát lồng ghép các nội dung BĐKH, NBD trong đồ án QHC đô thị 289

3.4.2. Thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 310

3.4.2.1 Tổng quan chung về thị trấn Bình Minh. 310

3.4.2.2. Tác động của BĐKH đến thị trấn Bình Minh. 313

3.4.2.3. Rà soát lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong đồ án QHC đô thị 315

3.5. Rà soát lồng ghép BĐKH,NBD vào QHC các đô thị Tiểu vùng 4. 327

3.5.1. Thành phố Nam Định. 329

3.5.1.1 Tổng quan chung về thành phố Nam Định. 329

3.5.1.2. Tác động của BĐKH đến thành phố Nam Định. 333

3.5.1.3. Rà soát lồng ghép các nội dung BĐKH, NBD trong đồ QHC đô thị 336

3.5.2. Thành phố Thái Bình. 362

3.5.2.1 Tổng quan chung về thành phố Thái Bình. 362

3.5.2.2. Tác động của BĐKH đến thành phố Thái Bình. 365

3.5.2.3. Rà soát lồng ghép các nội dung BĐKH, NBD trong đồ án QHC đô thị 368

CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP NỘI DUNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH, NBD TRONG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ CHO CÁC TIỂU VÙNG VÙNG DHBB.. 389

4.1. Cơ sở pháp lý lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào điều chỉnh QHC đô thị 389

4.2. Các nguyên tắc lồng ghép ứng phó với BĐKH vào QHC đô thị 390

4.2.1. Quan điểm lồng ghép ứng phó với BĐKH vào QHC đô thị 390

4.2.2. Nguyên tắc lồng ghép ứng phó với BĐKH vào QHC đô thị 390

4.2.3. Nguyên tắc lồng ghép ứng phó với BĐKH vào Quản lý thực thi theo QHC đô thị 392

4.3. Mô hình lồng ghép ứng phó với BĐKH vào QHC đô thị 393

4.3.1. Cách tiếp cận. 393

4.4. Giải pháp lồng ghép ứng phó với BĐKH vào QHC đô thị và quản lý thực thi theo QHC đô thị cho các tiểu vùng vùng DHBB.. 396

4.4.1. Đặc trưng của các tiểu vùng. 396

4.4.2. Các vấn đề BĐKH đặc trưng và nhận diện tác động tới QHC đô thị tại 4 tiểu vùng. 396

4.4.3. Giải pháp ứng phó BĐKH, NBD lồng ghép vào điều chỉnh QHC đô thị 412

4.4.3.1. Giải pháp ứng phó BĐKH, NBD lồng ghép vào điều chỉnh QHC đô thị tiểu vùng 1. 412

4.4.3.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào điều chỉnh QHC đô thị tiểu vùng 2. 424

4.4.3.3. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào điều chỉnh QHC đô thị tiểu vùng 3. 434

4.4.3.4. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào điều chỉnh QHC đô thị tiểu vùng 4. 444

CHƯƠNG 5. HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP CÁC NỘI DUNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH, NBD TRONG ĐIỀU CHỈNH QHC ĐÔ THỊ ĐẠI DIỆN VÙNG DHBB.. 454

5.1. Kịch bản BĐKH, NBD  của các tỉnh vùng DHBB.. 454

5.1.1. Kịch bản BĐKH, NBD tỉnh Quảng Ninh. 454

5.1.2. Kịch bản BĐKH, NBD TP Hải Phòng. 463

5.1.3. Kịch bản BĐKH, NBD tỉnh Nam Định. 472

5.1.4. Kịch bản BĐKH, NBD tỉnh Thải Bình. 481

5.1.5. Kịch bản BĐKH, NBD tỉnh Ninh Bình. 488

5.2. Đô thị đại diện tiểu vùng 1. 497

5.2.1. Thành phố Hạ Long. 497

5.2.1.1. Dự báo tác động của BĐKH, NBD tới thành phố Hạ Long. 497

5.2.1.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào QHC đô thị 501

5.2.2. Thị xã Quảng Yên. 520

5.2.2.1. Dự báo tác động của BĐKH, NBD tới thị xã Quảng Yên. 520

5.2.2.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào QHC đô thị 524

5.2.3. Thành phố Hải Phòng. 539

5.2.3.1. Dự báo tác động của BĐKH, NBD tới thành phố Hải Phòng. 539

5.2.3.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào QHC đô thị 544

5.3. Đô thị đại diện tiểu vùng 2. 562

5.3.1. Thành phố Uông Bí 562

5.2.1.1. Dự báo tác động của BĐKH, NBD tới thành phố Uông Bí 562

5.2.2.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào QHC đô thị 566

5.3.2. Thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. 581

5.3.2.1. Dự báo tác động của BĐKH, NBD.. 581

5.3.2.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào QHC đô thị 584

5.4. Đô thị đại diện tiểu vùng 3. 597

5.4.1. Thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. 597

5.4.1.1. Dự báo tác động của BĐKH, NBD tới TT Quất Lâm.. 597

5.4.1.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào QHC đô thị 600

5.4.2 Thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 613

5.4.2.1. Dự báo tác động của BĐKH, NBD tới TT Bình Minh. 613

5.4.2.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào QHC đô thị 616

5.5. Đô thị đại diện tiểu vùng 4. 627

5.5.1. Thành phố Nam Định. 627

5.5.1.1. Dự báo tác động của BĐKH, NBD tới thành phố  Nam Định. 627

5.5.1.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào QHC đô thị 631

5.5.2. Thành phố Thái Bình. 646

5.2.1.1. Dự báo tác động của BĐKH, NBD tới thành phố Thái Bình. 646

5.2.2.2. Giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD lồng ghép vào QHC đô thị 648

CHƯƠNG 6. KẾ HOẠCH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH VÙNG DHBB (NGÀNH XÂY DỰNG) 662

6.1. Kịch bản biến đổi khí hậu (năm 2016) vùng duyên hải Bắc Bộ. 662

6.2. Rà soát lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào QHXD vùng DHBB.. 665

6.2.1. Định hướng phát triển không gian vùng và tác động của BĐKH tới không gian vùng DHBB.. 665

6.2.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng và tác động của BĐKH tới hạ tầng kỹ thuật vùng DHBB.. 668

6.2.2.1. Nội dung định hướng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật vùng. 668

6.2.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến hạ tầng kỹ thuật vùng. 679

6.3. Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong đồ án điều chỉnh QHXD vùng DHBB   682

6.3.1. Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD định hướng phát triển không gian vùng DHBB.. 682

6.3.2. Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào định hướng phát triển HTKT vùng. 683

6.3.2.1. Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào định hướng quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 683

6.3.2.2. Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào định hướng quy hoạch giao thông. 686

6.3.2.3. Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào định hướng quy hoạch cấp nước. 689

6.3.2.4. Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào định hướng quy hoạch thoát nước. 691

6.3.2.5. Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào định hướng quy hoạch CTR.. 691

6.3.2.6. Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào định hướng quy hoạch nghĩa trang. 692

6.3.2.7. Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào định hướng quy hoạch cấp điện. 692

6.4. Đề xuất kế hoạch lập và điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng DHBB.. 692

6.4.1. Cơ sở đề xuất kế hoạch lập và điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng DHBB.. 692

6.4.1.1. Kết quả xem xét tác động của BĐKH, NBD tới vùng DHBB.. 693

6.4.1.2. Mức độ xem xét các yếu tố BĐKH trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng DHBB.. 694

6.4.2. Kế hoạch lập và điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng DHBB.. 694

6.5. Tổ chức và phân công thực hiện. 694

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 696

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 699

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết thực hiện dự án

   Việt Nam là một trong số ít quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH, NBD, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công chịu ảnh hưởng nặng nhất. Vùng Duyên hải bắc bộ (DHBB) nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Theo kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam (2016), với mực nước biển dâng 50cm, diện tích ngập ở vùng ĐBSH là 6,93% diện tích vùng và Quảng Ninh là 3,33%  diện tích tỉnh. Với mực nước biển dâng là 100cm, diện tích ngập ở vùng ĐBSH là 16,8% diện tích vùng, trong đó 4 tỉnh/TP Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình có diện tích ngập từ 23,4 - 58,9% diện tích của tỉnh/TP và Quảng Ninh là 4,79%  diện tích tỉnh.

Bên cạnh đó, BĐKH gây ra hiện tượng nhiệt độ gia tăng, lượng mưa sẽ có khả năng bất thường và tăng đột biến cùng với các hiện tượng thiên tai điển hình (lũ quét, sạt lở đất…) có xu hướng ngày càng cực đoan hơn, đe dọa quá trình phát triển đô thị tại các khu vực này.

Vùng DHBB với địa hình khá đa dạng với nhiều kiểu địa hình từ đồng bằng ven biển đến trung du, miền núi. Nhìn tổng thể thì vùng có địa hình có địa hình khá bằng phẳng ở khu vực trung tâm và hơi chếch xuống phía Nam; còn ở phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc là vùng trung du và núi cao có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, phía Đông giáp biển Đông, do đó hệ thống đô thị vùng KTTĐ Bắc bộ sẽ chịu tác động của 03 yếu tố chính của biến đổi khí hậu là: Lũ, lụt vùng núi và đồng bằng; Nước biển dâng vùng ven  biển và bão, áp thấp nhiệt đới.

Có thể thấy rằng, biến đổi khí hậu đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn tới kinh tế - xã hội cũng như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (làm xuống cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội; làm tăng các chi phí sửa chữa, bảo trì; gián đoạn cung cấp các dịch vụ hạ tầng như cấp điện, cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc…). Thêm vào đó, hệ thống các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó đảm bảo được tính an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai. Vì vậy cần phải có nhận thức và quan tâm đúng mức cũng như các kế hoạch hành động cụ thể đối phó với các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, trên các phương diện như quy hoạch không gian, quy hoạch các điểm định cư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, sử dụng đất…

Một số quy hoạch chuyên ngành như Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình cũng đã đề xuất một số giải pháp cấp nước cho nông nghiệp, thoát nước mưa, phòng chống lũ… trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tuy nhiên các giải pháp này đều ở quy mô cấp vùng, theo các lưu vực sông, mang tính chất khung, chưa có giải pháp cụ thể cho đô thị.

Một số dự án của ngành Xây dựng cũng đã có nghiên cứu cho một vài đô thị trong vùng, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu mới dừng chủ yếu ở lĩnh vực cấp nước, thoát nước, chưa có những đánh giá cụ thể cho định hướng phát triển không gian, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật của các đô thị trong vùng.

Vì vậy, việc “Rà soát quy hoạch chung các đô thị thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ, đề xuất nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị” nhằm hướng dẫn lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị và đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào quy hoạch vùng DHBB nhằm tăng khả năng thích ứng với BĐKH của các đô thị trong vùng nói riêng và toàn vùng nói chung là hết sức cần thiết.

2. Mục tiêu

- Triển khai dự án thứ hai của Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020”: tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạch và chương trình, kế hoạch phát triển đô thị; cảnh báo các rủi ro tại các khu vực phát triển đô thị có khả năng chịu tác động từ biến đổi khí hậu.

- Rà soát và xác định nội dung ứng phó với BĐKH, NBD cần lồng ghép khi thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị vùng Duyên hải Bắc Bộ.

- Hướng dẫn lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong đồ án lập và điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị nghiên cứu

- Đề xuất các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào quy hoạch vùng DHBB.

- Thiết lập một bộ tài liệu về BĐKH & NBD liên quan, phục vụ công tác lập và quản lý QHĐT.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Đô thị trực thuộc tỉnh, đô thị chịu tác động rõ rệt của BĐKH.

+ Xem xét sự tác động của BĐKH tới các đô thị này trên cơ sở kịch bản BĐKH năm 2016, các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phương....

- Phạm vi nghiên cứu: 5 tỉnh/thành phố thuộc vùng DHBB (Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình). Trong đó, nghiên cứu cụ thể cho 9 đô thị thuộc 5 tỉnh.

4. Phương pháp nghiên cứu

(1) Phương pháp điều tra, khảo sát

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát thu thập số liệu tại 5 tỉnh trong vùng DHBB và cụ thể tại 9 đô thị thuộc 5 tỉnh.

Nội dung điều tra, khảo sát bao gồm:

  • Làm việc với các cơ quan quản lý cấp tỉnh để thu thập số liệu có liên quan tới QHĐT và BĐKH, NBD của toàn bộ các đô thị trên địa bàn các tỉnh và số liệu chung toàn tỉnh: Sở Xây dựng, Sở TNMT, Sở NN&PTNT.
  • Làm việc với UBND 9 đô thị đại diện để thu thập cụ thể các vấn đề BĐKH, NBD của mỗi đô thị.
  • Phỏng vấn các cán bộ quản lý của địa phương để đánh giá nhanh các vấn đề cần ưu tiên giải quyết nhằm ứng phó với BĐKH, làm căn cứ khảo sát thực địa và các đề xuất cho dự án.
  • Khảo sát thực địa các đô thị đại diện.

(2) Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu và tổng kết kinh nghiệm

- Để có kinh nghiệm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH lồng ghép vào QHCĐT, các nghiên cứu tổng quan kinh nghiệm lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH, NBD vào QHĐT của thế giới và Việt Nam, từ đó tổng kết và rút ra các bài học kinh nghiệm cho vùng DHBB

- Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thống kê, các nghiên cứu về BĐKH, NBD và các tác động tới đô thị, nhóm nghiên cứu đã phân tích và tổng kết xu thế diễn biến các tác động của BĐKH tới không gian và hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhận dạng các tác động trọng tâm tới các đô thị của từng tiểu vùng; nhận định được các tác động trọng tâm và mức độ tác động tới từng đô thị đại diện.

(3) Phương pháp dự báo

Trên cơ sở kết quả đánh giá hiện trạng, xem xét kịch bản BĐKH của Việt Nam, của các tỉnh và các đô thị (nếu có), nhóm nghiên cứu đã tiến hành dự báo tác động của BĐKH, NBD tới QHCĐT vùng DHBB. Việc dự báo được thực hiện bằng các phương pháp sau:

  • Phương pháp ngoại suy (còn gọi là phương pháp ngoại suy xu hướng): các tác động của BĐKH, NBD tới đô thị trong tương lai được dự báo trên cơ sở ngoại suy từ xu thế diễn biến các động trong quá khứ và hiện tại; xu thế diễn biến của BĐKH, NBD trong tương lai (theo kịch bản).
  • Phương pháp dự báo qua ý kiến các chuyên gia: nhóm nghiên cứu đã trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý tại địa phương về diễn biến và xu thế tác động của BĐKH, NBD đối với đô thị trong tương lai.
  • Phương pháp bản đồ: sử dụng các bản đồ ngập lụt (theo kịch bản BĐKH), kết hợp với hiện trạng và định hướng phát triển không gian, hạ tầng kỹ thuật đô thị để dự báo nguy cơ ngập lụt đô thị trong tương lai.

5. Sản phẩm

- Sản phẩm 1: Báo cáo tổng hợp kết quả dự án “Rà soát quy hoạch chung các đô thị thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ, đề xuất nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị”;

- Sản phẩm 2: Nguyên tắc, mô hình và các giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD trong điều chỉnh QHC đô thị cho các nhóm đô thị vùng DHBB

- Sản phẩm 3: Đề xuất và Hướng dẫn lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị đại diện cho các vùng tác động, các đô thị được xác định trong Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH. Gồm 4 tập BC:

+ Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị - đô thị đại diện tiểu vùng 1

+ Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị - đô thị đại diện tiểu vùng 2

+ Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị - đô thị đại diện tiểu vùng 3

+ Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị - đô thị đại diện tiểu vùng 4

-Sản phẩm 4: Đề xuất kế hoạch điều chỉnh quy hoạch vùng DHBB.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dự án “Rà soát quy hoạch chung các đô thị thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ, đề xuất nội dung ứng phó với BĐKH, NBD trong điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị” được thực hiện nhằm triển khai dự án thứ hai của Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020”: tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạch và chương trình, kế hoạch phát triển đô thị; cảnh báo các rủi ro tại các khu vực phát triển đô thị có khả năng chịu tác động từ biến đổi khí hậu.

Kết quả nghiên cứu chính của dự án bao gồm:

- Tổng kết một số kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới về lồng ghép giải pháp ứng phó với BĐKH vào QHC đô thị.

- Phân tích, đánh giá đặc điểm khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan và yếu tố địa lý, địa hình của các khu vực trong vùng DHBB và nhận dạng sơ bộ tác động của BĐKH đến các đô thị trong vùng, trên cơ sở đó chia vùng DHBB thành 4 tiểu vùng với các tác động BĐKH đặc trưng như sau:                               

+ Tiểu vùng 1: Khu vực Biển và hải đảo phía Bắc vùng DHBB, gồm toàn bộ TP Hải Phòng và khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh. Đây là khu vực trải dài ven biển, chịu các tác động của BĐKH chủ yếu như nước biển dâng, gia tăng lượng mưa, lũ lụt, tăng tần suất cấp độ của bão và các hiện tường thời tiết cực đoan, xâm nhập mặn.

Sự kết hợp đồng thời giữa lũ từ thượng nguồn đổ xuống, với thủy triều dâng cao do bão, gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều khu vực đô thị.

Các hiện tượng mưa bão, cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan khiến cho khu chịu những thiệt hại nặng nề, nhiều công trình nhà cửa hư hại, các công trình hạ tầng bị phá hủy.

+ Tiểu vùng 2: Khu vực núi cánh cung, là khu vực vùng núi hình cánh cung nằm phía Bắc tỉnh Quảng Ninh, được ngăn cách với Tiểu vùng 1 bởi Quốc lộ 18. Tác động BĐKH đặc trưng là chịu ảnh  hưởng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, suy thoái chất lượng nước mặt khi mưa lớn kéo dài

+ Tiểu vùng 3: Khu vực đồng bằng ven biển phía Nam vùng DHBB, gồm các khu vực ven biển các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Tác động BĐKH đặc trưng là tăng lượng mưa, bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Bão đi kèm với triều cường, sóng lớn, gây sạt lở bờ biển, đánh sập nhiều tuyến đê kè gây nguy hiểm cho các khu vực canh tác, sản xuất, khu vực dân cư, khu du lịch ven biển. Các tác động của BĐKH cùng các hậu quả đi kèm theo đó, gây ra sự thay đổi về cấu trúc không gian đô thị của khu vực ven biển, làm giảm quỹ đất xây dựng đô thị, thu hẹp diện tích cho mục đích sản xuất, canh tác.

+ Tiểu vùng 4: Khu vực đồng bằng gần biển phía Nam vùng DHBB, gồm các khu vực đồng bằng phía Bắc của các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Tác động trọng tâm của BĐKH là ngập do mưa, bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

- Rà soát, đánh giá hiện trạng công tác lồng ghép ứng phó BĐKH, NBD vào QHC các đô thị vùng DHBB cho thấy việc lồng ghép giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD vào QHC đô thị hầu như chưa được quan tâm. Mới chỉ một số ít quy hoạch đô thị mới lập trong thời gian gần đây có lồng ghép các giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD căn cứ trên cơ sở kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam năm 2012, 2016 (TP Hạ Long, TP Uông Bí, TX Quảng Yên, TP TP Móng Cái).

- Rà soát và xác định nội dung ứng phó với BĐKH, NBD cần lồng ghép khi thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch chung cho 9 đô thị đại diện cho 04 tiểu vùng thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ. Bao gồm: TP Hạ Long, TP Hải Phòng, TX Quảng Yên, TP Uông Bí, TT Ba Chẽ, TT Bình Minh, TT Quất Lâm, TP Nam Định, TP Thái Bình. Các nội dung rà soát và đề xuất giải pháp ứng phó lồng ghép bao gồm: hiện trạng và định hướng phát triển không gian, hiện trạng và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị (chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, thoát nước, cấp nước, chất thải rắn, nghĩa trang và cấp điện) và quản lý đô thị theo quy hoạch.

- Xây dựng được mô hình, quy trình lồng ghép và nội dung ứng phó với BĐKH lồng ghép vào QHC đô thị cho mỗi tiểu vùng. Với mỗi tiểu vùng, các tác động trọng tâm của BĐKH là khác nhau, vì vậy, các giải pháp cũng đã được đề xuất đảm bảo ứng phó phù hợp với các tác động. Nội dung ứng phó với BĐKH được gợi ý cho 4 tiểu vùng là tài liệu tham khảo cho các đô thị thuộc tiểu vùng trong quá trình nghiên cứu lập điều chỉnh QHC đô thị.

- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng DHBB.

- Kết quả đánh giá tình hình lồng ghép giải pháp ứng phó với BĐKH và QHC đô thị và nhận dạng các vấn đề BĐKH tác động tới tiểu vùng của vùng DHBB cũng như rà soát các nội dung của quy hoạch xây dựng vùng DHBB đã được phê duyệt năm 2008 là cơ sở đề xuất kế hoạch điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng DHBB.

2. Kiến nghị

Trong điều kiện BĐKH, NBD, việc nghiên cứu lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH, NBD ngay từ giai đoạn lập quy hoạch sẽ mang lại những hiệu quả cao trong việc thích ứng với BĐKH.

Kết quả của nhiệm vụ mang tính thực tiễn rất cao bởi đã đề xuất được những giải pháp đại diện cho các tiểu vùng, làm cơ sở, tài liệu tham khảo cho các đô thị trong quá trình nghiên cứu điều chỉnh QHC đô thị. Nhiệm vụ cũng đã tạo lập khung thời gian định hướng cho công tác lập, điều chỉnh các quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị.

Trong bối cảnh Luật Quy hoạch chuẩn bị có hiệu lực, quy hoạch xây dựng vùng DHBB không phải lập riêng mà sẽ là một hợp phần trong quy hoạch vùng. Các QHC đô thị vẫn được triển khai theo luật Quy hoạch đô thị. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu thích ứng với BĐKH trong tương lai, kiến nghị:

Tiếp tục triển khai lồng ghép BĐKH vào các đồ án quy hoạch đô thị theo luật Quy hoạch đô thị.

Nghiên cứu nội dung lồng ghép BĐKH của ngành xây dựng trong quy hoạch vùng mới.

Nghiên cứu các nội dung BĐKH trong quy hoạch ngành xây dựng để lồng ghép vào quy hoạch vùng

Nhân rộng, điều chỉnh cho các vùng khác theo luật quy hoạch mới.

Triển khai nghiên cứu các đề tài về sơ tán khẩn cấp trong thời gian tới.

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website