Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý Quy hoạch và Kiến trúc ở nước ngoài để đề xuất cơ chế, chính sách quản lý Quy hoạch, Kiến trúc ở Việt Nam

Viện Trưởng: PGS.TS. Lưu Đức Cường

Chủ Nhiệm Đề Tài: ThS.KTS. Lê Kiều Thanh

Nhóm Nghiên Cứu: 

ThS.KTS. Nguyễn Xuân Anh

ThS.KS. Vũ Tuấn Vinh

ThS.KTS. Nguyễn Hồng Vân

KTS. Tristan Morrel

Chuyên Gia Quy Hoạch - Kiến Trúc:

TS.KTS. Nguyễn Hoàng Minh

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục

ThS.KTS. Nguyễn Xuân Quang

KTS. Trần Huy Ánh

ThS.KS. Phạm Trung Nghị

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU 9
1.1 Lý do, sự cần thiết nghiên cứu 9
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 10
1.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 10
1.4 Phương pháp nghiên cứu 10
1.5 Sản phẩm 11
2 TỔNG KẾT KINH NGHIỆM QUẢN LÝ QUY HOẠCH TẠI CHÂU Á 12
2.1 Tổng kết kinh nghiệm quản lý quy hoạch tại Nhật Bản 12
2.1.1 Bối cảnh lịch sử kinh tế xã hội của Nhật Bản 12
2.1.1.1 Hệ thống tập trung 12
2.1.1.2 Quyền về đất đai 12
2.1.1.3 Phân loại đất đai quốc gia 12
2.1.1.4 Khu vực lập quy hoạch đô thị 13
2.1.1.5 Các chính sách về cải tạo, phát triển và bảo tồn 14
2.1.2 Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý quy hoạch của Nhật Bản 15
2.1.2.1 Luật Quy hoạch Đô thị năm 1919 15
2.1.2.2 Luật Quy hoạch Đô thị mới năm 1968 15
2.1.2.3 Luật tái phát triển đô thị năm 1989 16
2.1.2.4 Luật quy hoạch đô thị năm 1992 17
2.1.2.5 Luật quy hoạch không gian quốc gia năm 2005 17
2.1.3 Hệ thống quy hoạch tại Nhật Bản 20
2.1.3.1 Các quy hoạch quốc gia 20
2.1.3.2 Quy hoạch vùng 21
2.1.3.3 Quy hoạch cơ sở cho vùng Thủ đô Quốc gia 22
2.1.3.4 Quy hoạch đô thị 22
2.1.4 Các công cụ quản lý quy hoạch 23
2.1.4.1 Hệ thống “cấp phép xây dựng” 23
2.1.4.2 Quy hoạch đô thị theo luật đối với các dự án phát triển khu vực đô thị 23
2.1.4.3 Thẩm quyền quy hoạch đô thị 24
2.1.4.4 Các tiêu chuẩn/quy chuẩn về quy hoạch phát triển và thực hiện mục tiêu 24
2.1.4.5 Quy phạm kỹ thuật trong lập quy hoạch tổng thể 24
2.1.4.6 Các tiêu chí xác định khu vực quy hoạch đô thị (CPA) 25
2.1.4.7 Tái điều chỉnh đất 25
2.1.4.8 Phân vùng sử dụng đất Nhật Bản 26
2.1.5 Bài học và kinh nghiệm quản lý quy hoạch tại Nhật Bản 27
2.1.5.1 Quá trình tiến hóa và mối quan hệ giữa QLQH với xu thế phát triển KT-XH 27
2.1.5.2 Khái niệm và nguyên tắc 29
2.1.5.3 Công cụ quản lý quy hoạch 31
2.1.5.4 Phân cấp và cơ chế phối hợp trong quản lý quy hoạch 35
2.2 Tổng kết kinh nghiệm quản lý quy hoạch tại Singapore 38
2.2.1 Bối cảnh phát triển Singapore và vai trò của quản lý quy hoạch 38
2.2.2 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý quy hoạch 40
2.2.3 Hệ thống quy hoạch tại Singapore 40
2.2.3.1 Quy hoạch ý tưởng 40
2.2.3.2 Quy hoạch tổng thể 42
2.2.3.3 Dự án phát triển 44
2.2.3.4 Thiết kế đô thị 44
2.2.3.5 Khu Orchard. 45
2.2.4 Tổng kết bài học và kinh nghiệm quản lý quy hoạch của Singapore 46
2.2.4.1 Sự tiến hóa và mối quan hệ giữa quản lý quy hoạch và phát triển KT-XH 46
2.2.4.2 Hệ thống quy hoạch của Singapore 47
2.2.4.3 Khái niệm và nguyên tắc 47
2.2.4.4 Công cụ quản lý quy hoạch 47
2.2.4.5 Giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch 47
2.3 Tổng kết kinh nghiệm quản lý quy hoạch tại Hàn Quốc 49
2.3.1 Bối cảnh phát triển của Hàn Quốc 49
2.3.1.1 Giai đoạn 1960-1980-Giai đoạn khởi động và tăng trưởng 49
2.3.1.2 Giai đoạn 1980-2000- Giai đoạn tăng tốc 49
2.3.1.3 Giai đoạn 2000 đến nay- tái cấu trúc 49
2.3.2 Hệ thống văn bản pháp luật quản lý quy hoạch 49
2.3.2.1 Luật “Quy hoạch đô thị” và Luật “Xây dựng” năm 1962 49
2.3.2.2 Luật Phân loại và sắp xếp lại đất đai năm 1966 50
2.3.2.3 Điều chỉnh luật Quy hoạch đô thị năm 1971 50
2.3.2.4 Luật “Thúc đẩy phát triển nhà ở” năm 1972 50
2.3.2.5 Luật “Sử dụng và quản lý lãnh thổ quốc gia”năm 1972 50
2.3.2.6 Luật “Thúc đẩy phát triển công nghiệp” 1973 50
2.3.2.7 Luật “Tái phát triển đô thị” 1976 50
2.3.2.8 Luật “Công viên trong đô thị” 1976 50
2.3.2.9 Luật Quy hoạch đô thị năm 1981 50
2.3.2.10 Luật điều chỉnh quy hoạch vùng thủ đô Soeul năm 1982 50
2.3.2.11 Luật Xây dựng Sửa đổi - bổ sung Thiết kế đô thị năm 1984. 50
2.3.2.12 Luật sửa đổi đơn giản hóa Hệ thống phân khu năm 1993. 50
2.3.2.13 Luật Quy hoạch đô thị Sửa đổi năm 2000. 50
2.3.2.14 Khung luật về đất đai quốc gia” 2003 50
2.3.2.15 Luật “Quy hoạch và sử dụng đất đai quốc gia”2003 50
2.3.2.16 “Đạo luật đặc biệt về thúc đẩy tái phát triển đô thị” 2005 50
2.3.2.17 “Khung hành động về quy định sử dụng đất’2008 50
2.3.2.18 Đạo luật đặc biệt về kích hoạt và hỗ trợ tái phát triển đô thị” 51
2.3.3 Hệ thống quy hoạch tại Hàn Quốc 51
2.3.3.1 Quy hoạch toàn diện tỉnh (Province Comprehenshive plan) 52
2.3.3.2 Điều chỉnh quy hoạch vùng thủ đô Soeul 52
2.3.3.3 Quy hoạch vùng đô thị lớn (Metropolitan Plan) 53
2.3.3.4 Quy hoạch tổng thể đô thị (Urban Master Plan) 54
2.3.3.5 Quy hoạch quận hoặc khu vực (District-unit Plan) 54
2.3.3.6 Quy hoạch quản lý đô thị (Urban Management Plan) 55
2.3.4 Tổng kết bài học và kinh nghiệm về quản lý quy hoạch tại Hàn Quốc 55
2.3.4.1 Sự tiến hóa của hệ thống quản lý quy hoạch 55
2.3.4.2 Hệ thống quy hoạch đô thị 55
2.3.4.3 Công cụ quản lý quy hoạch 56
3 TỔNG KẾT KINH NGHIỆM QUẢN LÝ QUY HOẠCH TẠI CHÂU ÂU 57
3.1 Tổng kết kinh nghiệm quản lý quy hoạch tại Pháp 57
3.1.1 Bối cảnh phát triển của Pháp 57
3.1.1.1 Phân cấp chính sách quản lý đô thị từ năm 1982 57
3.1.1.2 Quản lý minh bạch quy hoạch đô thị với sự tham gia của cộng đồng 57
3.1.1.3 Vai trò của Chính sách đất đai tới việc phát triển vì lợi ích cộng đồng 57
3.1.2 Các khái niệm 57
3.1.3 Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý quy hoạch 58
3.1.3.1 Luật liên kết và đổi mới đô thị (SRU 2000) 60
3.1.4 Hệ thống Quy hoạch 62
3.1.4.1 Câp quốc gia 62
3.1.4.2 Quy hoạch Vùng 62
3.1.4.3 Sơ đồ liên kết địa bàn (SCOT) 62
3.1.4.4 Sơ đồ quy hoạch cấp địa phương (PLU) 63
3.1.5 Công cụ quản lý quy hoạch tại Pháp 67
3.1.5.1 Phát triển và tái phát triển đô thị, nông thôn thông qua hình thức đối tác công tư 67
3.1.5.2 Quy hoạch phát triển gắn kết lãnh thổ khu vực ngã ba sông ở Lyon (ZAC) 67
3.1.5.3 Giấy chứng nhận quy hoạch 68
3.1.5.4 Giấy phép xây dựng 68
3.1.5.5 Cơ chế tạo quỹ đất xây dựng 68
3.1.5.6 Tạo nguồn tài chính cho quy hoạch 68
3.1.5.7 Tổ chức quản lý quy hoạch Cấp quốc gia: 68
3.1.5.8 Phân chia trách nhiệm giữa trung ương và chính quyền địa phương 69
3.1.6 Tổng kết bài học và kinh nghiệm quản lý quy hoạch của Pháp 70
3.1.6.1 Sự tiến hóa của hệ thống quản lý quy hoạch 70
3.1.6.2 Cơ chế phân cấp về quản lý quy hoạch 71
3.1.6.3 Công cụ quản lý quy hoạch 72
4 TỔNG KẾT KINH NGHIỆM QUẢN LÝ QUY HOẠCH TẠI CHÂU ĐẠI DƯƠNG 73
4.1 Tổng kết kinh nghiệm quản lý quy hoạch tại Úc 73
4.1.1 Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội của Úc 73
4.1.1.1 Nhu cầu lập quy hoạch 73
4.1.1.2 Quy trình quy hoạch 74
4.1.1.3 Quy hoạch chiến lược 74
4.1.1.4 Quy hoạch theo Luật định 74
4.1.2 Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý quy hoạch 74
4.1.2.1 Luật quy hoạch và phát triển 2005 (P&D 2005) 75
4.1.2.2 Quy định quy hoạch đô thị 1967 75
4.1.2.3 Văn bản pháp luật áp dụng trong trường hợp cụ thể 76
4.1.2.4 Hệ thống văn bản pháp luật quản lý quy hoạch 76
4.1.2.5 Luật Bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học năm 1999 76
4.1.3 Hệ thống quy hoạch tại Bang Tây Úc 77
4.1.3.1 Quy hoạch chiến lược tiểu bang (State Planning Strategy) 77
4.1.3.2 Chính sách quy hoạch tiểu bang (State planning policies) 78
4.1.3.3 Quy hoạch vùng và khung cơ sở hạ tầng kỹ thuật 79
4.1.3.4 Quy hoạch cấu trúc tiểu vùng (Sub-regional structure plans) 79
4.1.3.5 Quy hoạch cấu trúc quận, huyện (District structure plans) 80
4.1.3.6 Quy hoạch cấu trúc địa phương, khu vực (Local structure plans) 82
4.1.3.7 Quy hoạch phát triển địa phương, khu vực (Local development plans) 82
4.1.4 Công cụ quản lý Quy hoạch 83
4.1.4.1 Các đề án quy hoạch vùng (Region planning schemes) 83
4.1.4.2 Các yêu cầu phát triển tạm thời (Interim development orders) 83
4.1.4.3 Quy hoạch khu vực kiểm soát (Planning control areas) 84
4.1.4.4 Các quy hoạch nâng cấp và các đề án (Improvement plans and schemes) 84
4.1.4.5 Các đề án quy hoạch địa phương, khu vực (Local planning schemes) 84
4.1.5 Phân cấp và cơ chế phối hợp trong quản lý quy hoạch 85
4.1.5.1 Quản lý quy hoạch theo phân cấp Bang (Tây Úc) 85
4.1.5.2 Thống đốc Tây Úc 86
4.1.5.3 Bộ trưởng Bộ quy hoạch 86
4.1.5.4 Ủy ban quy hoạch Tây Úc 87
4.1.5.5 Sở quy hoạch 87
4.1.5.6 Chính quyền địa phương 87
4.1.5.7 Cơ quan tái phát triển đô thị lớn 88
4.1.5.8 Phòng đánh giá phát triển 88
4.1.5.9 Toà án hành chính nhà nước 89
4.1.6 Tổng kết bài học và kinh nghiệm quản lý quy hoạch tại Úc 89
4.1.6.1 Giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch 89
5 TỔNG KẾT KINH NGHIỆM QUẢN LÝ QUY HOẠCH TẠI CHÂU ÂU 90
5.1 Tổng kết kinh nghiệm quản lý quy hoạch tại Anh 90
5.1.1 Bối cảnh phát triển của Anh 90
5.1.1.1 Những diễn biến về địa giới hành chính đô thị, thành phố, vùng đô thị 91
5.1.2 Hệ thống quy hoạch trước khi thay đổi bộ máy chính quyền năm 2010 93
5.1.2.1 Mục tiêu của công tác quy hoạch: 93
5.1.2.2 Cải cách quy hoạch của Chính phủ: 93
5.1.3 Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý Quy hoạch 93
5.1.3.1 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 1947 95
5.1.3.2 Greater London Đạo luật Chính phủ Luân Đôn năm 1963 95
5.1.3.3 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn năm 1990 (TCPA 1990) 95
5.1.3.4 Luật Quy hoạch và mua bán bắt buộc năm 2004 96
5.1.3.5 Luật Quy hoạch 2008 96
5.1.4 Thẩm quyền trong quản lý và thực hiện quy hoạch 98
5.1.4.1 Bộ trưởng phụ trách Cộng đồngvà Chính quyền địa phương 98
5.1.4.2 Cơ quan thanh tra quy hoạch 98
5.1.4.3 Chính quyền địa phương: 98
5.1.5 Hệ thống quy hoạch của Anh 100
5.1.5.1 Chính sách quy hoạch cấp quốc gia 100
5.1.5.2 Chiến lược phát triển không gian Vùng cấp vùng 101
5.1.5.3 Khung phát triển địa phương 104
5.1.5.4 Quy hoạch khu dân cư 109
5.1.5.5 Quy hoạch khu dân cư 112
5.1.6 Công cụ thực hiện quy hoạch 113
5.1.6.1 Nhiệm vụ Hợp tác 113
5.1.6.2 Làm thế nào để quy hoạch địa phương giải quyết vấn đề thiếu nhà ở 113
5.1.6.3 Vai trò của thẩm định quy hoạch 113
5.1.6.4 Ai là tổ chức lập quy hoạch địa phương khu vực? 113
5.1.6.5 Tổ chức lập quy hoạch địa phương có thể liên kết với tổ chức khác không? 114
5.1.6.6 Bao lâu quy hoạch địa phương được xem xét? 114
5.1.6.7 Vai trò của Đánh giá bền vững và định cư ? 114
5.1.6.8 Ai sẽ tham gia Quy hoạch địa phương? 114
5.1.6.9 Vai trò của Báo cáo thẩm định? 115
5.1.7 Khung hướng dẫn thiết kế đô thị 115
5.1.8 Các nội dung khung nguyên tắc và tiêu chí thiết kế trong hệ thống quy hoạch 116
5.1.9 Tổng kết bài học và kinh nghiệm về quản lý quy hoạch tại Anh 116
5.1.9.1 Khái niệm và nguyên tắc 116
5.1.9.2 Phân cấp và cơ chế phối hợp trong quản lý quy hoạch 117
5.1.9.3 Giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch 118
5.1.9.4 Quá trình tiến hóa và mối quan hệ giữa QLQH với xu thế phát triển KT-XH 118
5.1.9.5 Mô hình về hệ thống quy hoạch 121
5.1.9.6 Các công cụ quản lý quy hoạch 121
6 TỔNG KẾT KINH NGHIỆM QUẢN LÝ QUY HOẠCH TẠI CHÂU MỸ 123
6.1 Tổng kết kinh nghiệm quản lý quy hoạch tại Mỹ 123
6.1.1 Khái niệm và nguyên tắc 123
6.1.2 Công cụ quản lý quy hoạch 123
6.1.2.1 Quy hoạch toàn diện cho Thủ đô quốc gia 125
6.1.2.2 Quy định Phân vùng và bản đồ 126
6.1.2.3 Phân chia đất 126
6.1.2.4 Các dự án liên bang và quận. 127
6.1.2.5 Thủ tục bổ sung dự án Trong vùng lân cận 128
6.1.2.6 Phê duyệt các công trình công cộng liên bang 128
6.1.2.7 Nâng cấp Công trình công cộng Thủ đô 128
6.1.2.8 Quy hoạch tổng thể -khung thành phần 129
6.1.2.9 Phân khu (Zoning): 130
6.1.2.10 Quy hoạch cụ thể (Specific Plans): 130
6.1.2.11 Quy định phân lô (Subdivision Regulations): 130
6.1.2.12 Tái phát triển: 130
6.1.3 Phân cấp và cơ chế phối hợp trong quản lý quy hoạch 130
7 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 133
7.1 Khái niệm và nguyên tắc 133
7.2 Các công cụ quản lý quy hoạch 133
7.3 Phân cấp và cơ chế phối hợp trong quản lý quy hoạch 135
7.4 Giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch 139
CHƯƠNG III-TỔNG KẾT ĐỂ BỔ XUNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ DƯỚI LUẬT CÁC CẤP ĐỘ (CHÍNH PHỦ, BỘ, ĐỊA PHƯƠNG)

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do, sự cần thiết nghiên cứu

Thế kỷ 21 là thế kỷ của đô thị. Ngày nay, hơn 50% dân số thế giới sống trong khu vực đô thị, con số này sẽ chạm mức 60% vào năm 2030. Quy hoạch và quản lý đô thị trên thế giới đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển và mở rộng đô thị không ngừng. Nhiều phương pháp quy hoạch và quản lý đô thị mới, tiên tiến đã được nhiều nước phát triển, áp dụng thay thế cho các phương pháp truyền thống và đạt được nhiều kết quả trong việc cải thiện chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch.

Trong giai đoạn 2010-2015, hệ thống đô thị quốc gia đã có sự chuyển biến tích cực cả về lượng cũng như về chất. Số lượng đô thị tăng từ 731 đô thị năm 2009 lên đến 787 đô thị năm 2015, dân số đô thị tăng từ 25,4 triệu người lên 32,08 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa tăng lên 35,7%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào Vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Hồng và các đô thị lớn. Trong khi đó, công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch còn tiến hành theo các phương pháp truyền thống và bộc lộ nhiều hạn chế về chất lượng và hiệu quả áp dụng thực tiễn. Để đáp ứng được quá trình phát triển đô thị nhanh cũng như các yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, quy hoạch và quản lý quy hoạch nước ta cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Nhiều bộ luật mới đã ra đời như Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng sửa đổi và đang được nghiên cứu ban hành như Luật Quy hoạch, Luật Phát triển đô thị... Việc nghiên cứu đúc kết các kinh nghiệm thành công và hạn chế từ các nước có trình độ tiên tiến về quản lý phát triển đô thị cũng như từ các nước phát triển và các nước có điều kiện gần với Việt Nam, sẽ giúp tạo ra các cơ sở khoa học và thực tiễn để nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước cũng như đổi mới công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị nước ta hiện nay theo hướng hiệu quả và bền vững. Việc nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch và quản lý quy hoạch, kiến trúc đã được nhiều công trình khoa học đề cập đến, tuy nhiên để có một nghiên cứu mang tính tổng hợp cao, có thể trả lời các vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay trong công tác quản lý quy hoạch như mối quan hệ và tương tác giữa quy hoạch xây dựng với các quy hoạch chuyên ngành khác như Quy hoạch kinh tế-xã hội, phân công, phân cấp quản lý giữa nhà nước và chính quyền đô thị địa phương thì còn thiếu vắng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết và thiết thực không những cho công tác đổi mới quản lý quy hoạch đô thị mà còn nhiều lĩnh vực khác liên quan đến quản lý, phát triển đô thị nói chung.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng kết kinh nghiệm quốc tế lĩnh vực quản lý quy hoạch tại các nước: Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Anh, Pháp và Úc.

- Tổng kết kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực quản lý kiến trúc (Hội đồng kiến trúc và xử lý vi phạm) tại các nước: Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Anh, Pháp và Úc.

- Tổng kết để đề xuất bổ xung hoàn thiện hệ thống văn bản Luật và dưới Luật các cấp độ (Chính phủ, Bộ, địa phương), quy định về Hội đồng kiến trúc và xử lý vi phạm.

1.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Quản lý quy hoạch: tổ chức lập quy hoạch, nội dung quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch.

- Quản lý kiến trúc bao gồm:

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa: thu thập tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án, chương trình đã và đang thực hiện; dịch các tài liệu về hệ thống quy hoạch và chính sách quản lý quy hoạch của các nước lựa chọn nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia (hội thảo, họp nhóm chuyên gia để lấy ý kiến).

- Phương pháp tổng hợp, so sánh.

1.5 Sản phẩm

Sản phẩm: Tổng kết kinh nghiệm về quản lý quy hoạch các nước

• Bối cảnh phát triển đô thị, đô thị hóa, mối quan hệ tới quản lý quy hoạch

• Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý quy hoạch trên thế giới

• Hệ thống các đồ án Quy hoạch đang triển khai trong thực tế tại các nước

• Hệ thống các công cụ quản lý quy hoạch phục vụ công tác thực hiện quản lý theo quy hoạch tại các nước

Sản phẩm: Tổng kết kinh nghiệm về quản lý kiến trúc các nước

• Kinh nghiệm về quản lý kiến trúc trong lĩnh vực Hội đồng kiến trúc và xử lý

vi phạm tại các nước trên thế giới

• Hệ thống văn bản pháp quy quy định về Hội đồng kiến trúc tại các nước trên thế giới

• Hệ thống văn bản pháp quy quy định về Hội đồng kiến trúc tại Việt Nam

• Điều tra XHH đánh giá về Hội đồng kiến trúc tại Việt Nam

Sản phẩm: Đề xuất kiến nghị điều chỉnh quy định trong công tác quản lý quy hoạch

kiến trúc trong điều kiện Việt Nam

• Đánh giá tổng hợp và so sánh hệ thống quản lý quy hoạch tại một số nước lựa chọn (Nhật Bản, Singapore, Pháp, Anh)

• Kiến nghị đề xuất điều chỉnh quy định trong công tác quản lý quy hoạch trong điều kiện Việt Nam

• Đánh giá tổng hợp SWOT về Hội đồng kiến trúc và đề xuất kiến nghị điều chỉnh phù hợp điều kiện Việt Nam

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website