Điều chỉnh định hướng qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2050

Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đến quá trình phát triển đô thị, kinh tế-xã hội nói chung. Trong 10 năm thực hiện “Định hướng Qui hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020”, (Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg, ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ), hệ thống đô thị đã phát triển nhanh chóng.

Chủ biên: TS.KTS. Trương Văn Quảng 

Năm 1998, tổng số đô thị cả nước là 633 đô thị, tỉ lệ đô thị hóa là 24%; năm 2005 là 700 đô thị, tỉ lệ đô thị hóa là 27%; đến nay, năm 2007 con số này đã lên tới 740 đô thị, tỉ lệ đô thị hóa là 28%. 

Trong thời gian qua, kết quả tăng trưởng kinh tế-xã hội của đất nước cũng có sự đóng góp quan trọng của khu vực đô thị. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, năm 2005, các đô thị của Việt Nam đã đóng góp khoảng 70% sản lượng kinh tế . Cơ cấu GDP của các nhóm ngành phi nông nghiệp năm 2007 cũng đã chiếm 79,3% tổng giá trị GDP tòan quốc. Khu vực đô thị ngày càng có xu hướng đóng góp cao hơn vào tổng giá trị GDP của tòan đất nước. Những cơ hội kinh tế ở các đô thị đã và đang tạo ra sức hút đô thị, thu hút các luồng di cư và thúc đẩy sự tăng trưởng dân số đô thị. Ngược lại, quá trình đô thị hóa kích thích hơn nữa tăng trưởng kinh tế. Đây là hai mặt tương hỗ và liên quan chặt chẽ của quá trình phát triển. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị ở nước ta đang còn những bất cập, hạn chế cần phải, giải quyết, khắc phục trong thời gian tới như: 

- Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương. Năng lực quản lí phát triển đô thị chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của thực tế. 

- Sự phát triển không đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị; việc phân loại, nâng cấp đô thị chỉ đạt mục tiêu là tăng qui mô đất đai, dân số đô thị mà chưa coi trọng tới việc đổi mới, nâng cao chất lượng đô thị. 

- Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng kĩ thuật đô thị lớn, nhưng việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế. 

- Hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn là mối lo ngại tại các đô thị lớn; tỷ lệ đất giao thông trong các đô thị còn thấp, hầu hết đạt dưới 10% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ dân đô thị được cấp nước, tỷ lệ thoát nước đô thị còn thấp, tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ô nhiễm môi trường còn nặng nề, chậm được khắc phục… 

- Đặc biệt đô thị Việt Nam còn đang đứng trước các vấn đề lớn mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị; biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, phát triển bền vững. Nhất là, các vấn đề phức tạp của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị như dịch cư, chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, lao động, việc làm, phát triển vùng ven đô, liên kết đô thị-nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên… 

Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước, cũng như quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, giữ vững phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững, đồng thời để khắc phục những vấn đề tồn tại trên, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo việc phải rà soát lại Định hướng Quy hoạch đã được duyệt năm 1998 và giao Bộ Xây dựng nghiên cứu “Điều chỉnh định hướng qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”. 

“Điều chỉnh định hướng qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: 

I. Về quan điểm và mục tiêu phát triển 

1.1. Quan điểm 

- Phát triển đô thị phải tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội; phải phù hợp với phân bố và trình độ phát triển lực lơượng sản xuất cả nơước, phù hợp với yêu cầu của quá trình CNH-HĐH và xu hươớng hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam; 

- Hệ thống đô thị phải đươợc phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nươớc, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết Đô thị–Nông thôn. Đảm bảo đô thị có chất lượng sống tốt phù hợp với từng giai đoạn phát triển chung của đất nước; 

- Phát triển đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững và trường tồn, trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái; 

- Phát triển đô thị phải đi đôi với việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật (như giao thông đô thị, cấp nước, cấp điện, thoát nước bẩn VSMT, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc, dịch vụ thươơng mại và nhà ở) với trình độ thích hợp hoặc hiện đại tương ứng với quá trình phát triển của môĩ đô thị; 

- Phát triển đô thị phải gắn với việc tăng cường vai trò quản lý Nhà nươớc trong đổi mới chính sách, cơ chế quản lý phát triển đô thị; huy động sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực vào mục đích cải tạo và xây dựng đô thị, đảm bảo cho các đô thị phát triển theo quy hoạch và pháp luật; 

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào mục đích cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa đô thị phù hợp với điều kiện thực tiễn của nươớc ta; áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong xây dựng, vật liệu, trang thiết bị, năng lơượng sạch, công nghệ xử lí chất thải, bảo vệ môi trươờng; 

- Phát triển đô thị phải kết hợp chặt chẽ với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội. Các đô thị, nhất là các đô thị ven biển, hải đảo và các đô thị dọc hành lang biên giới gắn với hệ thống cửa khẩu quốc gia, quốc tế phải vừa là trung tâm kinh tế, văn hóa, trung tâm dân cươ, vừa là căn cứ vững chắc bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. 

1.2. Mục tiêu 

a) Mục tiêu tổng quát 

- Đô thị Việt Nam phát triển bền vững; đảm bảo chất lượng sống của người dân đô thị ngày một được nâng cao; có cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trơường sống trong sạch, an toàn; có nền kiến trúc đô thị tiến tiến, giàu bản sắc; có mối quan hệ và vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế; đồng thời, đến năm 2050 đô thị Việt Nam phát triển mạnh theo mạng lưới đô thị; 

- Các đô thị lớn (loại đặc biệt, loại I), các đô thị trung bình và nhỏ (loại II loại III, loại IV đến loại V) có tính chất, chức năng phù hợp, là động lực, cực tăng trơưởng chủ đạo quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của từng địa phươơng, từng vùng lãnh thổ và trong phạm vi cả nơước; 

- Các vùng đô thị hóa phát triển năng động, thịnh vơơượng, sáng tạo, kinh tế vững mạnh, đảm bảo mối liên kết phát triển hài hoà giữa các vùng; giữa miền Bắc, miền Trung và niềm Nam, giữa phía Đông và phía Tây; giữa khu vực đô thị và nông thôn; 

b) Mục tiêu cụ thể 

- Tập trung nguồn lực, thu hút vốn đầu tư phát triển các đô thị lớn, đô thị cực lớn trên cơ sở thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn có vai trò, vị thế là cực tăng trơưởng chủ đạo cấp quốc gia, hoặc cực tăng trươởng thứ cấp quốc gia; 

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng phát triển các khu kinh tế ven biển, hải đảo, các khu kinh tế cửa khẩu, tạo ra thế phát triển cân bằng trên các vùng lãnh thổ quốc gia, gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước; 

- Chú trọng đầu tươ xây dựng, phát triển các đô thị trung bình và nhỏ có vai trò là đô thị trung tâm, đô thị chính tại các vùng đô thị hóa cơ bản, vùng tỉnh, đảm bảo việc phân bố hợp lí hệ thống đô thị giữa các vùng, giữa khu vực đô thị và nông thôn; 

- Xây dựng đồng bộ và từng bươớc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, chú trọng hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị (nhất là các đô thị lớn, đô thị cực lớn), hệ thống nươớc sinh hoạt, cung cấp đủ nơước sạch và giải quyết cơ bản vấn đề thoát nơước và xử lí chất thải ở các đô thị, các khu công nghiệp; đảm bảo đô thị có môi trươờng trong sạch, an toàn. Đồng thời, xây dựng nền kiến trúc đô thị hiện đại, có bản sắc; 

- Xây dựng và đảm bảo các chỉ tiêu phát triển đô thị, chỉ tiêu về chất lượng sống của người dân đô thị ngày càng được nâng cao theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. 

II. Về các chỉ tiêu dự báo phát triển đô thị 

2.1. Mức tăng trưởng dân số đô thị 

- Hiện trạng năm 1998 dân số đô thị cả nước trên 18 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa trên 23%; năm 2005 dân số đô thị cả nước là 22,4 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa là 26,97%; năm 2007 dân số đô thị cả nước là 23,4 triệu người và tỉ lệ đô thị hóa là 28%. 

- Năm 2015, dự báo dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa đạt 38/%; năm 2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa đạt 45%; năm 2025, dân số đô thị khoảng 52 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa đạt 50%. 

2.2. Phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị 

- Hiện trạng năm 1998, tổng số đô thị cả nước là 633 đô thị. Trong đó, thành phố trực thuộc Trung ương là 04 thành phố; thành phố thuộc tỉnh là 20, thị xã là 62 và thị trấn là 547; Năm 2005, tổng số đô thị cả nước là 700 đô thị; Năm 2007 tổng số đô thị cả nước là 740 đô thị. Trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt (là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 04 đô thị loại I, 13 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 38 đô thị loại IV và 632 đô thị loại V. 

- Năm 2015, dự báo tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị. Trong đó, đô thị đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 9 (nâng 06 đô thị từ loại II lên loại I), loại II là 23 (nâng15 đô thị từ loại III lên loại II),  loại III là 65 (nâng 38 đô thị từ loại IV lên loại III), loại IV là 79 (nâng 79 đô thị từ loại I lên loại IV), và loại V là 687 (có khoảng 134 đô thị mới). 

- Năm 2025, dự báo tổng số đô thị cả nước khoảng gần 1000 đô thị. Trong đó, đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị (03 đô thị loại đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng); đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V... Ngoài ra có thêm một số khu đô thị mới và khu kinh tế. 

2.3. Chất lượng đô thị 

Chất lượng đô thị là tiêu chuẩn quan trọng nhất đánh giá mức độ phát triển đô thị. Chất lượng đô thị được hình thành cùng với trình độ kinh tế, xã hội của quốc gia theo từng thời kì phát triển. Chất lượng đô thị bao gồm các nhóm tiêu chí: 

- Nếp sống văn minh đô thị; 

- Chất lượng về nhà ở, về dịch vụ hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật đô thị;

- Chất lượng về môi trường sinh thái; 

- Chất lượng về qui hoạch, kiến trúc cảnh quan; 

- Chất lượng về hưởng thụ văn hóa, xã hội; 

- Tăng trưởng GDP; 

2.4. Nhu cầu sử dụng đất đô thị 

- Hiện trạng năm 2005 diện tích đất đô thị và đất các dự án xây dựng phát triển đô thị chiếm khoảng 325.200 ha, bình quân 145m2/người; 

- Năm 2015, dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 335.000 ha, chỉ tiêu trung bình 95m2/người; năm 2020, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 400.000 ha, trung bình 90m2/người; năm 2025, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 450.000 ha, trung bình 85m2/người. 

2.5. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị 

- Đảm bảo tại các đô thị lớn, cực lớn có tỉ lệ đất giao thông từ 20-25% đất đô thị, các đô thị trung bình/nhỏ từ 15-18% đất đô thị; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở các đô thị lớn đạt 25-30% vào năm 2015 và 50-60% vào năm 2025; 

- Đảm bảo 80-85% dân số đô thị đươợc cấp nươớc sạch vào năm 2015 và 90-100% vào 2025, với tiêu chuẩn dùng nước trung bình đạt từ 100-120 l/ngơười 2015 và 150 l/ngươời năm 2025, trong đó các đô thị loại I và đặc biệt đạt từ 180-200 l/người; 

- Đảm bảo 100% các đô thị đươợc cấp điện sinh hoạt và sản xuất vào năm 2015; trên 80-90% các tuyến phố chính đô thị được chiếu sáng và 50-60% được chiếu sáng cảnh quan vào năm 2025; 

- Đảm bảo tổng chiều dài cống thoát nước đạt từ 80–85% tổng chiều dài đường đô thị vào năm 2015; tất cả các đô thị có hệ thống thoát nước mặt riêng, hoàn chỉnh, đồng bộ vào năm 2025; 

- Đảm bảo = 80% nước thải được thu gom và xử lí tại các đô thị từ loại II trở lên vào năm 2015 và = 90% vào năm 2025; tại các đô thị loại V, IV và III đạt = 50% vào năm 2015 và = 60% vào năm 2025; 90-95% chất thảỉ rắn được thu gom và xử lí tại các đô thị từ loại I trở lên vào năm 2015 và 100% vào năm 2025; các đô thị loại II và III đạt = 85% vào năm 2015 và = 90% vào năm 2025; các đô thị loại IV và V đạt = 70% vào năm 2015 và = 85% vào năm 2025; 

- Đảm bảo cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị và hội nhập quốc gia; năm 2015 đạt 80-85% và 2025 đạt 100% chính quyền các đô thị từ loại III trở lên áp dụng chính quyền đô thị điện tử, công dân đô thị điện tử;     

- Các chỉ tiêu hạ tầng cơ sở khác phải đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng và các quy định pháp Luật của Việt Nam có liên quan đến phát triển đô thị. 

2.6. Chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị 

- Năm 2008, bình quân đạt 12 m2/người; 

- Năm 2015, bình quân đạt trên 15 m2/người; 

- Năm 2025, đạt bình quân 20 m2/người. 

2.7. Giảm nghèo đô thị 

- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; 

- Thúc đẩy công tác xoá đói giảm nghèo thông qua chiến lược nâng cấp đô thị (NUUP) với mục tiêu cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị nói chung, người dân nghèo đô thị nói riêng. 

III. Các kịch bản phát triển hệ thống đô thị quốc gia 

3.1. Kịch bản 1 (KB1): 

Kịch bản phát triển theo các "Vùng đô thị lớn", đóng vai trò là các cực tăng trưởng quốc gia (các vùng đô thị lớn ở ViệtNam hiện đang trùng với các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia như vùng Thủ đô Hà Nội, vùng TP. Hồ Chí Minh...). 

Phát triển vùng thành phố lớn là xu thế chung của các nơước đang phát triển. Phát triển vùng thành phố lớn cũng như phát triển vùng kinh tế trọng điểm có ưu điểm là có khả năng tập trung nguồn lực, sớm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, cũng có hạn chế là tập trung nguồn lực không cân bằng xét trên qui mô toàn lãnh thổ quốc gia. 

Ở KB1, với Việt Nam có thể có hai phương án: 

KB1.a: Chủ yếu tập trung vào phát triển các cực tăng tưởng chủ đạo cấp quốc gia, gồm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam (với Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh là các đô thị trung tâm vùng) trở thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao, trung tâm tài chính ngân hàng, viễn thông, đào tạo và y tế chất lượng cao, trung tâm dịch vụ vận tải giao thương quốc tế; 

KB1.b: Phát triển các cực tăng tưởng chủ đạo cấp quốc gia cùng với việc phát triển các cực tăng trưởng thứ cấp quốc gia là các KKT ven biển, hải đảo, các KKT cửa khẩu trở thành những trung tâm công nghiệp lớn, đa ngành; đầu mối giao lưu kinh tế, dịch vụ thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo; đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của đất nước và từng địa phương. 

Đối với Việt Nam, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 nên chọn phát triển theo phương án KB1.b. 

Kịch bản 1: Phát triển theo các vùng đô thị lớn/các cực tăng trưởng 

KB1.a                                                                 KB1.b 

3.2. Kịch bản 2 (KB2): 

Kịch bản phát triển theo các “Vùng đô thị hóa” đóng vai trò là các vùng lãnh thổ tổng hợp quốc gia (các vùng phát triển kinh tế-xã hội quốc gia). 

Để đảm bảo tính khoa học và hệ thống mang tính đa ngành phục vụ tốt công tác quản lí phát triển, việc điều chỉnh 10 vùng đô thị hoá theo định hướng 1998 là cần thiết. Theo đó, dựa trên các vùng phát triển kinh tế-xã hội quốc gia hiện nay của Việt Nam để hình thành 6 vùng đô thị hóa cơ bản là: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Vùng Thủ đô Hà Nội và Duyên hải Bắc bộ; Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ và kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Kịch bản 2: Vùng đô thị hoá 

Phát triển theo KB2 (vùng đô thị hoá) sẽ giải quyết được các vấn đề phát triển phân tán, kém phân công chuyên môn hoá theo lãnh thổ; Các vùng đô thị hóa sẽ chủ động phát triển kinh tế-xã hội theo tiềm năng, nguồn lực của từng vùng, tạo nên sự sáng tạo, phát triển đa dạng, thúc đẩy sự cạnh tranh mạnh giữa các vùng. 

Tuy nhiên, phát triển theo KB2 cũng có khả năng dẫn đến các vùng phát triển khác nhau, nếu mạng lơưới hạ tầng kĩ thuật quốc gia chậm phát triển hoặc sự điều phối, quản lí có tính liên vùng năng lực yếu, hiệu quả kém cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung. 

3.3. Kịch bản 3 (KB3): 

Kịch bản phát triển theo "Mạng lưới đô thị", là xu hướng của các nươớc phát triển; với tỉ lệ, chất lượng dô thị hoá cao, hạ tầng phát triển; đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế; 

Kịch bản 3: Phát triển theo mạng lưới 

Phát triển theo KB3, "Mạng lưới đô thị" thể hiện vai trò của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương ngày một lớn mạnh; sự phân cấp và tổ chức mạng lưới đô thị theo tầng bậc trải tương đối đều khắp lãnh thổ, giảm thiểu sự phát triển chênh lệch, tạo điều kiện phát triển cân bằng hơn giữa các vùng, giữa khu vực đô thị và nông thôn. Mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội, kĩ thuật phát triển tạo điều kiện cho các khu vực đô thị, nông thôn và người dân được tiếp cận dịch vụ đô thị, KHCN, nhất là CNTT. Hệ thống đô thị quốc gia phát triển cân đối, bền vững, không gây tổn hại đến môi trường; có sức cạnh tranh cao, có vị thế xứng đáng, có mối liên hệ với hệ thống đô thị khu vực và thế giới. 

3.4. Kịch bản 4 (KB4): 

Phát triển “Đô thị phân tán” theo địa phương. (Kịch bản này có nét phản ánh của thực trạng phát triển đô thị đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay). 

Kịch bản 4: Phát triển phân tán theo địa phương 

Phát triển theo KB4 tạo điều kiện cho các địa phương phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh mình quản lí. Bản thân từng địa phương có cơ hội phát triển riêng dựa vào nguồn tài nguyên của chính mình. Tuy nhiên, KB3 dẫn đến tình trạng nhiều tỉnh sẽ phát triển giống nhau, thiếu phân công theo lãnh thổ, các tỉnh có nguồn lực yếu sẽ khó có phát triển nếu thiếu hỗ trợ từ Trung ương. Việc khai thác nguồn tài nguyên quốc gia không có sự kiểm soát sẽ dẫn đến suy giảm môi trường. Hệ thống đô thị phát triển manh mún, cạnh tranh quốc tế sẽ yếu. 

- Phân tích, đánh giá, đề xuất kịch bản lựa chọn 

a) Cơ sở để phân tích đánh giá các kịch bản 

Để phân tích đánh giá các kịch bản cần dựa vào các nhóm tiêu chí về nguồn lực (nguồn "vốn") như nguồn lực có từ thiên nhiên; từ nguồn nhân lực; từ nguồn tư liệu sản xuất; từ nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính của quốc gia, quốc tế và địa phương. Cụ thể: 

- Vốn tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên-các nguyên liệu có thể tái tạo và không thể tái tạo ; Các nguồn vốn có được do tái chế; Các quy trình - ví dụ như điều hòa khí hậu. 

- Vốn nhân lực: Các năng lực về thể chất, trí tuệ, tình cảm và tinh thần (Sức khỏe, kiến thức, động lực, tinh thần, ...) của mỗi cá nhân. 

- Vốn sản xuất: Nhà ở, Cơ sở hạ tầng (đường phố, đường xe lửa, xe điện, trường học, bệnh viện, năng lượng, cấp nước và thoát nước thải,…); Công nghệ (các công cụ, máy móc, mô hình, phần mềm, ...). 

- Vốn xã hội: Các mạng lưới, sự tin tưởng, các sáng kiến chung (tham gia vào các  hiệp hội, gia đình, chính sách,…), tình hữu nghị, các quy phạm đạo đức và giá trị. 

- Vốn tài chính: Thể hiện các loại vốn khác thông qua một dạng thức trừu tượng. Có thể trao đổi với các loại vốn khác một cách nhanh chóng và linh hoạt do tính chất trừu tượng của loại vốn này. 

Trong sơ đồ phân tích các kịch bản, 5 nhóm tiêu chí về nguồn lực được biểu hiện bằng 5 trục véc tơ đồng tâm. Qui mô, mức độ tác động của từng nhóm tiêu chí đối với từng kịch bản là khác nhau do phụ thuộc vào khả năng, nguồn lực thực tế, cơ hội và xu hướng phát triển chung quốc gia và quốc tế. 

Vùng đô thị lớn/cực tăng trưởng (KB1)                     Vùng đô thị hoá (KB2) 

Mạng lưới đô thị ( KB3)                                               Đô thị phân tán (KB4) 

b) Kết quả phân tích 

Kịch bản có tính bền vững cao hơn là “Mạng lưới đô thị” (KB3) và “Vùng đô thị hóa” (KB2); Kịch bản có tính bền vững yếu hơn là “Vùng đô thị lớn” (KB1); Xem xét trường hợp Trung Quốc, với kịch bản phát triển 5 vùng đô thị lớn/cực tăng trưởng, giao thông cơ giới tăng cao, tỉ lệ cơ giới hóa ước tính sẽ tăng từ 40 (hiện nay) đến 150-250 phương tiện trên 1.000 dân vào năm 2030, do đó, vào năm 2030 sẽ có 240 đến 500 triệu xe ô tô sẽ được sử dụng ở Trung Quốc. Đầu tư vào giao thông chủ yếu sử dụng ô tô cao, giao thông công cộng và phi cơ giới chưa được quan tâm đúng mức. Ô nhiễm môi trường hiện đang xảy ra nghiêm trọng ở các vùng đô thị lớn (không khí, nước, tiếng ồn). Không quan tâm đúng mức đến các công trình di sản và không gian đô thị công cộng. Kịch bản KB4 kém tính bền vững và khó kiểm soát về tiết kiệm nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. 

c) Kịch bản lựa chọn 

Theo phân tích, đánh giá cho thấy kịch bản phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 không rơi vào bất cứ một kịch bản (KB1, KB2, KB3, KB4) mang tính độc lập nào được xem xét ở trên, mà nó thể hiện nổi bật sự nối tiếp, gối đầu, tính nổi trội của các kịch bản theo từng giai đoạn. Cách thức này biểu hiện rõ tính qui luật khách quan phù hợp với lộ trình CNH-HĐH đất nước. 

Bởi vậy, kịch bản phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn sau năm 2025 được đề xuất lựa chọn là "Kịch bản phát triển theo giai đoạn". 

Kịch bản phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 lựa chọn là "Kịch bản phát triển theo giai đoạn". “Phát triển theo giai đoạn” đảm bảo sự kế thừa các ưu điểm của định hướng phê duyệt năm 1998, phù hợp với các yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước theo từng thời kì, với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam. 

Cụ thể là từ nay đến năm 2015 ưu tiên 1 cho phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn và các KKT tổng hợp, đóng vai trò cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia, sau năm 2015 đến 2025 ươu tiên 2 cho phát triển Vùng đô thị hoá ơ (vùng lãnh thổ tổng hợp), giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ theo địa phương để chuyển dần sang phát triển theo Mạng lưới đô thị ở mức ươu tiên 3 vào giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2050. 

"Kịch bản phát triển theo giai đoạn" đảm bảo sự kế thừa các ưu điểm của định hướng phê duyệt năm 1998, đảm bảo sự phát triển đô thị phù hợp với các yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước theo từng thời kì, là sự kết tinh chuỗi đặc điểm của quá trình đô thị hóa Việt Nam chuyển dần từ mô hình cấu trúc mạng (theo cấp, loại đô thị), gắn với các cực tăng trưởng, phân bố hợp lí theo các vùng lãnh thổ quốc gia và trên địa bàn cả nước giai đoạn đến năm 2025 sang cấu trúc mạng (theo mối liên kết) và phát triển đồng đều ở giai đoạn đến năm 2050 (Kịch bản phát triển theo mạng lưới đô thị).

 IV. Về định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia 

4.1. Định hướng phát triển chung

Hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 cơ bản được "Phát triển theo giai đoạn". Phát triển theo giai đoạn đảm bảo sự kế thừa các ưu điểm của định hướng phê duyệt năm 1998, phù hợp với các yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước theo từng thời kì, với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam. 

Cụ thể là từ nay đến 2015 ưu tiên 1 cho phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn và các KKT tổng hợp đóng vai trò cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia, sau năm 2015 đến 2025 ươu tiên 2 cho phát triển Vùng đô thị hoá ơ(vùng lãnh thổ tổng hợp), giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ theo địa phương để chuyển dần sang phát triển theo Mạng lơưới ở mức ươu tiên 3 vào giai đoạn tự năm 2026 đến năm 2050. 

Định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước theo hướng đảm bảo phát triển hợp lí các vùng đô thị hóa cơ bản, giữa Bắc, Trung, Nam; giữa phía Đông và phía Tây, gắn với việc phát triển các cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia, các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn, đô thị cực lớn hoặc các vùng đô thị lớn, đồng thời đảm bảo phát triển theo mạng lưới, có sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị. 

Đẩy mạnh việc xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam (với Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh là các đô thị trung tâm vùng) trở thành các cực tăng trưởng chủ đạo quốc gia, những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao, trung tâm tài chính ngân hàng, viễn thông, đào tạo và y tế chất lượng cao, trung tâm dịch vụ vận tải giao thương quốc tế; phát huy thế mạnh và sức cạnh tranh của mỗi vùng kinh tế trọng điểm, để mỗi vùng đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển chung của đất nước và trợ giúp các vùng khó khăn, nhất là các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người. 

Xây dựng phát triển các KKT ven biển, hải đảo, gắn với việc phát triển các đô thị như: KKT Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ-Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông Nam Nghệ An (Nghệ an), Vũng áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Nam Phú Yên (Phú Yên), Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang), Định An (Trà Vinh) và Năm Căn (Cà Mau) trở thành các KKT động lực, các cực tăng trưởng thứ cấp quốc gia tại các vùng và từng địa phương; những trung tâm công nghiệp lớn, đa ngành; đầu mối giao lưu kinh tế, dịch vụ thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo; đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của đất nước và từng địa phương. 

Xây dựng phát triển các KKT cửa khẩu trên các khu vực biên giới trở thành các vùng kinh tế động lực của từng vùng và từng địa phương; góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta và các nước Trung Quốc, Lào, CampuChia; gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng. 

Thúc đẩy đầu tư các đô thị và các vùng đô thị hóa cơ bản đảm bảo phát triển năng động, kinh tế, xã hội vững mạnh, đảm bảo mối liên kết hài hoà giữa các vùng. Các vùng đô thị hóa cơ bản (được xác định dựa trên cơ sở 6 vùng kinh tế, xã hội quốc gia) là: (1) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, gồm 13 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ; trong đó được phân thành các tiểu vùng nhỏ hơn, bao gồm: Vùng núi Đông Bắc Bộ; Vùng núi Bắc Bắc Bộ và Vùng núi Tây Bắc Bộ; (2) Vùng Thủ đô Hà Nội và Duyên hải Bắc bộ, gồm 12 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Vình Phúc, Quảng Ninh, TP. Hà Nội, Hải Dương, TP. Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hoà Bình; (3) Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; trong đó được phân thành các tiểu vùng nhỏ hơn, bao gồm: Vùng Bắc Trung Bộ; Vùng Trung Trung Bộ và Vùng Nam Trung Bộ; (4) Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng; (5) Vùng Đông Nam Bộ và kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang; (6) Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 11 tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, TP. Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. 

4.2. Định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước 

a) Mạng lưới đô thị 

- Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội mở rộng, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế; thành phố trung tâm cấp vùng như: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nam Định, Vinh, Nha Trang, Qui Nhơn, Buôn Ma thuột, Biên Hòa, Vũng Tàu và Cần Thơ; các thành phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh, bao gồm 5 thành phố trung tâm quốc gia, khu vực và quốc tế, 12 đô thị là trung tâm vùng tỉnh hoặc vùng liên tỉnh đã kể trên và các thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác; các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ và các thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng, bao gồm các thị trấn là trung tâm các cụm khu dân cư nông thôn hoặc là các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong các vùng ảnh hưởng của đô thị lớn, cực lớn. 

Để đảm bảo tính kế thừa và nhu cầu phát triển mới, trên cơ sở hệ thống đô thị hiện nay, bố trí sắp xếp lại, kết hợp với việc mở rộng mạng lưới đô thị trên các vùng lãnh thổ, xây dựng và phân bố hợp lí các đô thị trung tâm trên địa bàn cả nước, tạo ra sự liên kết hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Theo đó, hệ thống đô thị quốc gia được phân theo các cấp, bao gồm: các đô thị trung tâm cấp quốc gia (đô thị lớn hoặc cực lớn); các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh (đô thị lớn hoặc trung bình); các đô thị trung tâm cấp tỉnh; các đô thị trung tâm cấp huyện; các đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn (gọi tắt là đô thị trung tâm cấp khu vực) và các đô thị mới. 

- Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lý trên 6 vùng đô thị hóa cơ bản là: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Vùng Thủ đô Hà Nội và Duyên hải Bắc bộ; Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ và kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

- Các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh chủ yếu là các thành phố loại II và một số thành phố loại III, được hình thành một cách khách quan, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội văn hóa và lịch sử, được xác định bởi vị trí quan trọng và có chức năng kinh tế then chốt đối với nhiều đô thị hoặc một vùng lãnh thổ rộng lớn về các mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, dịch vụ, du lịch, văn hóa, truyền thống và giao thông liên lạc…

b) Các đô thị lớn, cực lớn 

Các đô thị lớn, đô thị cực lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cần Thơ được tổ chức phát triển theo mô hình chùm đô thị, đô thị đối trọng hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái. Vùng xung quanh Thủ đô Hà Nội, vùng xung quanh thành phố Hồ Chí Minh còn được tổ chức thành các vùng đô thị lớn, trong đó Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là các đô thị trung tâm. 

c) Các chuỗi và chùm đô thị 

c1) Bố trí tại các vùng đô thị hóa cơ bản; 

c2) Bố trí dọc hành lang biên giới gắn kinh tế cửa khẩu với an ninh quốc phòng; 

c3) Bố trí trên các tuyến hành lang Đông-Tây, gắn phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng; 

V. Về lộ trình và giải pháp thực hiện 

5.1. Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 

Ưu tiên cho phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm, các KKT tổng hợp làm động lực cho sự phát triển các đô thị là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia, hoặc cực tăng trưởng thứ cấp quốc gia. Các chương trình và dự án đầu tư cải tạo, xây dựng đô thị giai đoạn đến năm 2015, hướng ưu tiên vào các lĩnh vực chủ yếu sau: 

- Tập trung thu hút vốn đầu tư, phát triển các đô thị lớn, đô thị cực lớn đóng vai trò là hạt nhân, cực tăng trưởng cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh hoặc cấp tỉnh, gắn với việc xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn, các vùng liên tỉnh, các khu kinh tế tổng hợp, tạo ra thế phát triển cân bằng trên các vùng lãnh thổ quốc gia để góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc qui hoạch phát triển Hà Nội -Thủ đô Nước Cộng hoà XÃ hội Chủ nghĩa Việt Nam, xứng đáng là một đô thị có đẳng cấp quốc tế, niềm tự hào của cả nước và dân tộc. 

- Dành nguồn lực phù hợp để đầu tư, phát triển các đô thị trung bình và nhỏ, trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của tất cả các vùng, liên kết hỗ trợ nhau làm cho tất cả các vùng đều phát triển. 

- Chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển các đô thị có vai trò là đô thị trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, vùng tỉnh tại các hành lang kinh tế kĩ thuật quan trọng của quốc gia, quốc tế (hành lang Bắc–Nam và hành lang Đông–Tây), hành lang duyên hải (gắn với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020) và hành lang biên giới gắn với các khu đô thị-kinh tế cửa khẩu quan trọng.

- Thúc đẩy phát triển các đô thị là cực tăng trưởng thứ cấp tại các vùng Tây Bắc, Bắc trung bộ, Nam trung bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và các cực tăng trưởng thứ cấp gắn với các KKT ven biển, hải đảo, các KKT cửa khẩu; trong đó chú trọng việc dầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất, phát triển các khu công nghiệp, dich vụ thương mại là trung tâm thu hút lao động đảm bảo tăng trưởng kinh tế đô thị, ổn định, tạo cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng thu ngân sách và tạo ra việc làm cho người lao động. 

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và từng bước đưa vào hoạt động, khai thác các KKT ven biển gắn với phát triển đô thị theo Quyết định số 1353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như: KKT Vân Đồn (Quảng Ninh), KKT Vũng áng (Hà Tĩnh), KKT Vân phong (Khánh Hoà) và KKT Phú Quốc (Kiên Giang); các KKT cửa khẩu quốc gia, quốc tế gắn với an ninh quốc phòng dọc các tuyến hành lang vành đai biên giới Việt Nam-Trung Quốc; hành lang vành đai biên giới Việt Nam-Lào và hành lang vành đai biên giới Việt Nam-Cămpuchia như A Pa Chải (Điện Biên), Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Đồng Đăng (Lạng Sơn), Lào Cai (Lào Cai), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (KonTum), Mộc Bài (Tây Ninh); Hà Tiên (Kiên Giang)… 

- Đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị, tạo môi trường thu hút đầu tư, cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân và thúc đẩy quá trình cân bằng hóa đô thị, nông thôn. Tập trung nguồn lực quốc gia để xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp các công trình hạ tầng khung quốc gia như các tuyến đường bộ, sắt cao tốc Bắc-Nam, các tuyến quốc lộ 1A, QL5, QL6 và QL279 (Hà Nội-Tây Trang) QL2 và QL70 (Hà Nội-Lào Cai), Quốc lộ 8, QL12, QL9, QL24, QL14, 14B, QL19, QL22, QL51; các công trình hạ tầng đầu mối quốc gia như sân bay, cảng biển gắn với các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia. 

- Tại các đô thị cần tập trung chỉ đạo xây dựng chương trình phát triển đô thị trên cơ sở hoàn chỉnh việc lập, điều chỉnh và xét duyệt quy hoạch; qui hoạch đô thị và các tiêu chuẩn phân loại đô thị; 

- Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và kỹ thuật; dần từng bước giải quyết về cơ bản nạn ùn tắc giao thông, xử lí chất thải rắn tại các đô thị lớn, cực lớn, những tồn tại trong quản lý nhà, đất; thiết lập trật tự kỷ cương, xây dựng đô thị ngăn nắp, xanh, sạch, đẹp; tăng cường kiểm soát phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và pháp luật; đầu tư chiều sâu cải tạo nâng cấp các khu vực đô thị hiện có, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện một số dự án xây dựng các khu thành phố mới, các khu đô thị mới tập trung theo hướng đồng bộ, hiện đại, có sự gắn kết về cơ sở hạ tầng với khu vực đô thị đã phát triển, nhằm cung cấp chỗ ở, chỗ làm việc, chỗ nghỉ ngơi giải trí, các cơ sở hạ tầng kĩ thuật, dịch vụ đô thị thiết yếu cho xã hội và đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo ra bộ mặt mới cho đô thị. 

Ngăn chặn tình trạng phát triển đô thị lan toả thiếu kiểm soát bám dọc theo các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, thậm chí huyện lộ, đảm bảo hành lang an toàn giao thông, môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị. Giảm thiểu tình trạng l•ng phí đất đai (nhất là đất nông nghiệp), san gạt lớn làm biến dạng địa hình, cảnh quan gây sạt lở, lũ lụt. 

- Đầu tư cải thiện một bước về vệ sinh môi trường, gìn giữ giá trị văn hóa lịch sử của mỗi đô thị, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái đô thị và xây dựng các đô thị xanh, sạch, đẹp. 

5.2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2025 

Là giai đoạn ươu tiên 2 cho phát triển Vùng đô thị hoá ơ(vùng lãnh thổ tổng hợp), giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ theo địa phương để chuyển dần sang phát triển theo Mạng lơưới ở mức ươu tiên 3 vào giai đoạn sau năm 2025. Thúc đẩy các vùng đô thị hóa phát triển năng động, thịnh vơơượng, sáng tạo, kinh tế vững mạnh, đảm bảo mối liên kết phát triển hài hoà giữa các vùng; giữa miền Bắc, miền Trung và niềm Nam, giữa phía Đông và phía Tây; giữa khu vực đô thị và nông thôn; các đô thị đóng vai trò là trung tâm vùng, tiểu vùng, các chuỗi và chùm đô thị tại các vùng đô thị hóa được đầu tư xây dựng, nâng cấp, xây dựng mới tương xứng với vị thế, vai trò, chức năng của từng đô thị, dảm bảo là nguồn lực trong phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng. 

5.3. Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2050 

Là giai đoạn phát triển theo Mạng lưới đô thị. Đây là qui luật và xu hươớng tất yếu của các nươớc phát triển; tỷ lệ đô thị hoá cao, hạ tầng phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế; vai trò của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương ngày một lớn mạnh; sự phân cấp và tổ chức mạng lưới đô thị theo tầng bậc trải tương đối đều khắp lãnh thổ, tạo điều kiện phát triển cân bằng hơn. Mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật phát triển tạo điều kiện cho các khu vực đô thị, nông thôn và người dân được tiếp cận dịch vụ đô thị, KHCN. Hệ thống đô thị quốc gia phát triển cân đối, bền vững, không gây tổn hại đến môi trường. 

5.4. Kiến nghị một số giải pháp thực hiện phát triển đô thị 

a) Giải pháp chung 

Để thực hiện phát triển đô thị có hiệu quả đảm bảo các chỉ tiêu phát triển, các định hướng chiến lược phát triển chung, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: 

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng với mục tiêu: Phủ kín hoạt động, phân cấp mạnh mẽ, rõ ràng trách nhiệm, đổi mới thông thoáng, hội nhập thị trường, đơn giản thủ tục và phát huy nguồn lực; đưa Luật qui hoạch đô thị vào cuộc sống; xây dựng và ban hành Luật qui hoạch vùng, Luật đô thị hóa nông thôn; hoàn thiện hệ thống qui chuẩn, tiêu chuẩn. 

- Nâng cao vai trò chức năng và quyền hạn của các bộ ngành và địa phương trong tổ chức thực hiện chiến lược phát triển đô thị quốc gia; 

- Nâng cao và tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền đô thị các cấp; tăng cường vai trò chỉ đạo của Chính phủ; phân cấp quản lý đô thị; làm rõ và tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp; nâng cao năng lực của HĐND, UBND các đô thị; 

- Xây dựng chương trình đào tạo và nâng cao năng lực về quản lí phát triển đô thị đối với lãnh đạo đô thị và các nhà lãnh đạo liên quan đến phát triển đô thị. Hình thành Trung tâm đào tạo lãnh đạo đô thị quốc gia; 

- Giải pháp tiếp cận và phương thức cung cấp kết cấu hạ tầng; 

- Đổi mới công tác quy hoạch bao gồm cải cách công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị; tăng cường phân cấp lập, xét duyệt, điều chỉnh và kiểm soát quy hoạch đô thị; cải cách quy hoạch vùng và thể chế thực hiện quy hoạch vùng; 

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thực hiện quy hoạch đô thị; trong đó chú trọng cải cách hành chính trong công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị; tăng cường quản lý đất đai và phát triển thị trường bất động sản; 

- Tăng cường công tác tài chính đô thị và nguồn lực, bao gồm xây dựng hệ thống các quỹ phát triển đô thị; mở rộng nguồn thu và phương thức thu tại các đô thị; xây dựng và hoàn thiện cơ chế phát triển đô thị theo dự án bằng nhiều nguồn vốn, trong đó vốn tư nhân giữ vai trò quan trọng. 

b) Một số giải pháp, chương trình ưu tiên giai đoạn đến năm 2015 

Để thực hiện có hiệu quả các chương trình và dự án đầu tư cải tạo, xây dựng đô thị giai đoạn đến năm 2015, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Ngoài các cực tăng trưởng chủ đạo quốc gia, để đảm bảo phát triển hợp lí các đô thị giữa các vùng, giai đoạn từ nay đến năm 2015 cần tập trung xây dựng phát trển các cực tăng trưởng thứ cấp quốc gia như đã trình bày ở trên. 

- Phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa là các đô thị lớn, đô thị cực lớn, các đô thị trunh bình và nhỏ trên từng vùng và địa phương, đi nhanh trong tiến trình CNH-HĐH, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ; thúc đẩy các đô thị lớn, đô thị cực lớn đi đầu trong việc hình thành, phát triển nền kinh tế trí thức. 

- Xây dựng chính sách và các giải pháp tạo vốn, và đa dạng nguồn vốn trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước, các nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào mục đích phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Nghiên cứu cơ chế tạo các nguồn thu và việc hình thành quỹ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị; 

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn qui phạm ngành; xây dựng và ban hành các bộ Luật về Qui hoạch vùng, Luật Qui hoạch đô thị, Luật đô thị hóa điểm dân cư nông thôn; 

- Xây dựng mô hình, cơ chế quản lí phát triển vùng, như vùng đô thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm… nhằm đảm bảo các mối liên kết, sự phối hợp trong phát triển kinh tế-xã hội, đô thị, nông thôn và bảo vệ môi trường; 

- Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý đô thị từ Trung ương đến địa phương; đổi mới cơ chế và chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực quy hoạch, nhà, đất, đầu tư, xây dựng và quản lý khai thác sử dụng công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị. Có biện pháp đẩy mạnh và duy trì mục tiêu phát tiển đô thị xanh, sạch, đẹp...; 

- Thực hiện có hiệu quả chương trình nâng cấp đô thị quốc gia (NUUP), với kinh phí đầu tư khoảng 12 tỷ USD. Truớc mắt, tập trung nâng cấp các TP. Việt Trì, Điện Biên, TX. Cao Bằng (Vùng Trung du và miền núi phía Bắc), TP. Hải Dương, Ning Bình (Vùng đồng bằng sông Hông), TX. Kon Tum (Vùng Tây Nguyên), TP. Cà Mau và TX. Trà Vinh (Vùng đồng bằng sông Cửu Long); Đề xuất các giải pháp qui hoạch xây dựng, nhất là các đô thị ven biển nhằm giảm thiểu ảnh hưởng sự biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó có yếu tố mực nước biển dâng cao;

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm sự tham gia của các bên liên quan trong công tác qui hoạch xây dựng, quản lí phát triển đô thị.

 

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website