Hội đồng KHKT VIUP góp ý nhiệm vụ QHC xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030

Ngày 7/3/2018, Hội đồng Khoa học kỹ thuật Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia đã họp góp ý nhiệm vụ QHC xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. Viện trưởng Lưu Đức Cường chủ trì cuộc họp.

GĐ Trung tâm QHXD 1 Vũ Ngọc Tuấn trình bày đề án

GĐ Trung tâm QHXD 1 Vũ Ngọc Tuấn đã trình bày lý do và sự cần thiết lập quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng bao gồm khu vực cảnh quan tự nhiên của khu du lịch quốc gia Hồ núi Cốc thuộc địa bàn: thành phố Thái Nguyên (các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương), huyện Đại Từ (các xã: Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Quân Chu và thị trấn Quân Chu), thị xã Phổ Yên (xã Phúc Tân) và toàn bộ thắng cảnh Hồ núi Cốc. Quy mô lập quy hoạch: khoảng 19.276ha. Nhiệm vụ đề xuất phạm vi nghiên cứu gián tiếp bao gồm khu vực cảnh quan tự nhiên của khu du lịch quốc gia Hồ núi Cốc, các xã Cát Nê, Văn Yên, Mỹ Yên, Kỳ Phú của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và khu vực vườn quốc gia Tam Đảo thuộc địa giới hành chính 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên quy mô khoảng 51.894ha. Việc lập QHC xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc nhằm mục tiêu tổng quát phát triển khu du lịch Hồ núi Cốc đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia trước năm 2025, hướng tới trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Thành viên hội đồng

Nhiệm vụ đặt ra yêu cầu nghiên cứu xem xét khu du lịch quốc gia Hồ núi Cốc trong mối quan hệ vùng về các điều kiện tự nhiên, KTXH, hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt xem xét đến vai trò là KDL trọng điểm của quốc gia. Tận dụng những lợi thế đó để đưa ra các định hướng phát triển không gian phù hợp, thúc đẩy phát triển. Ngoài ra, có các yêu cầu nghiên cứu điều kiện tự nhiên, KTXH, sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, rà soát các dự án quy hoạch chương trình đang triển khai.

Góp ý cho nhiệm vụ này, các thành viên trong hội đồng đề nghị viết lại mục tiêu cho cô đọng, ngắn gọn. Có thể đề xuất 3 mục tiêu cụ thể; Đối với phạm vi nghiên cứu gián tiếp có thể mở rộng hơn, không chỉ giới hạn ở 51,894ha.; bổ sung liên hệ vùng gồm QH mạng lưới du lịch, mạng tuyến điểm du lịch; đề xuất linh hoạt nghiên cứu điều chỉnh các phân khu; Phải có thông tin cụ thể về các dự án QH được phê duyệt còn hiệu lực, có đánh giá thực hiện quy hoạch đó, các dự án thực hiện và lộ trình thực hiện… Chủ tịch hội đồng Lưu Đức Cường đã cho ý kiến kết luận và đề nghị nhóm nghiên cứu lập nhiệm vụ chỉnh sửa, bổ sung thêm để hoàn chỉnh nhiệm vụ báo cáo Bộ Xây dựng.

(Nguồn:VIUP)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website