Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm đồ án quy hoạch, đề tài NCKH, dự án SNKT, tiêu chuẩn, quy chuẩn, thiết kế điển hình và dự án đầu tư xây dựng công trình kiến trúc.

Thực tế việc triển khai công tác quản lý chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng, nghiên cứu khoa học cũng như thiết kế kiến trúc… đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

1.  Sự cần thiết 

Công tác quản lý chất lượng sản phẩm của các đồ án QHXD, đề tài NCKH, dự án SNKT, tiêu chuẩn, quy chuẩn, thiết kế điển hình và dự án đầu tư xây dựng công trình kiến trúc (công tác KCS) là một khâu rất quan trọng để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao góp phẩn giúp duy trì và nâng cao thương hiệu của Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP). Ngoài ra công tác này cũng góp phần tích cực trong công tác đào tạo lại các nhân sự tham gia thiết kế quy hoạch, kiến trúc… và nghiên cứu khoa học tại các đơn vị thuộc Viện.

Thực tế việc triển khai công tác quản lý chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng, nghiên cứu khoa học cũng như thiết kế kiến trúc… đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhiều công đoạn trong công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, thiết kế kiến trúc… có những sự thay đổi hoặc được thể hiện chi tiết hơn do đã có các nghị định, thông tư hướng dẫn mới ban hành và thực tế đa dạng cũng như yêu cầu cấp bách về tiến độ cũng như chất lượng, do vậy công tác kiểm soát chất lượng cũng phải có nhưng thay đổi để tạo điều kiện cho việc vận hành tốt công tác sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, đảm bảo 03 tiêu chí: Chất lượng - Đổi mới - Nhanh chóng.

Vì vậy cần thiết phải có một quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm  (KCS) được chuẩn hóa với mức độ chi tiết cao quy định các nội dung, quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong công tác KCS. Qui trình này sẽ là sự tận dụng hiệu quả và kế thừa các văn bản liên quan đến công tác KCS trước đó và bổ sung các yêu cầu mới và hệ thống lại trong một bộ qui trình thống nhất phổ biến và áp dụng cho toàn bộ các hoạt động sản xuất của Viện. 

2. Căn cứ 

Căn cứ Quyết định số 477/QĐ-BXD ngày 02/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng V/v thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn;

Luật Khoa học công nghệ số 21/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000, quy định về tổ chức và hoạt động khoa học công nghệ;

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định về các hoạt động xây dựng.

 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009, quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt’

Các nghị định, thông tư hướng dẫn về các hoạt động xây dựng, quy hoạch, nghiên cứu khoa học … do Bộ Xây dựng ban hành;

Các nghị định, thông tư hướng dẫn về các hoạt động nghiên cứu khoa học… do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

Các văn bản hướng dẫn công tác về công tác triển khai thực hiện các công việc và công tác KCS do Viện ban hành trước đây.

3. Mục tiêu đề án

Nghiên cứu thực tế triển khai các loại đồ án quy hoạch xây dựng và đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sự nghiệp kinh tế, thiết kế điển hình và công trình kiết trúc ...theo chức năng nhiệm vụ của Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn được Bộ Xây dựng giao từ đó đưa ra được bộ “QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐỒ ÁN QUY HOẠCH, ĐỀ TÀI NCKH, DỰ ÁN SNKT, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN, THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC” từ khi bắt đầu triển khai công việc đến khi kết thúc công việc.

4. Đối tượng áp dụng

Sản phẩm các đồ án quy hoạch xây dựng (QHXD) thuộc các kế hoạch KH1, KH2, KH3..., các đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH), tiêu chuẩn, quy chuẩn , dự án sự nghiệp kinh tế (SNKT), các thiết kế điển hình và dự án đầu tư xây dựng công trình kiến trúc …. (sau đây gọi tắt là sản phẩm)

Mục lụcI.      Phần mở đầu:

1. Sự cần thiết

2. Căn cứ

3. Mục tiêu đề án

4. Đối tượng áp dụng

1.1. Thực tiễn triển khai công tác KCS các đồ án QHXD 

1.2. Thực tiễn triển khai công tác KCS các đề tài NCKH và dự án SNKT

1.3. Thực tiễn triển khai công tác KCS lĩnh vực khác

1.4. Một số vấn đề nảy sinh trong công tác KCS

2.1. Quy trình thực hiện công tác KCS

2.1.1. Quy định chung

2.1.2. Mô hình công tác KCS

2.2. Quy định về công tác KCS đồ án QHXD

2.2.1. Quy trình KCS trong công tác giao việc

2.2.2. Quy trình thực hiện hội đồng KHKT

2.2.3. Quy trình KCS hồ sơ

2.2.4. Quy định về công tác giám sát việc thực hiện KCS

2.3. Quy định về các bước KCS khi triển khai đề tài NCKH, dự án SNKT

2.3.1. Quy trình KCS trong công tác giao việc

2.3.2. Quy trình tổ chức hội đồng KHKT nghiệm thu cấp cơ sở

2.3.3. Quy trình KCS sản phẩm đề tài/ dự án trước khi báo cáo hội đồng KHKT nghiệm thu cấp Bộ, cấp Nhà nước

2.3.4. Quy trình KCS sản phẩm đề tài/ dự án sau khi có quyết định phê duyệt.

2.4. Quy định về các bước KCS khi triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình kiến trúc, thiết kế điển hình, tiêu chuẩn, quy chuẩn

2.4.1. Quy trình KCS trong công tác lập nhiệm vụ, giao việc

2.4.2. Quy trình tổ chức hội đồng KHKT nghiệm thu, xét duyệt

2.4.3. Quy trình KCS sản phẩm của dự án/ để tài trước khi nộp hội đồng thẩm định có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước.

2.4.4. Quy trình KCS sản phẩm đề tài/ dự án sau khi có quyết định phê duyệt.

 

 

Chủ trì:  Nguyễn Thành Hưng

              PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC KỸ THUẬT

 

 

 

(Nguồn:viup)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website