Nghiên cứu quản lý phát triển quy hoạch xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô thành phố lớn giai đoạn 2015-2035

Chủ nhiệm đề tài: KTS. Phạm Thị Nhâm

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................13
1. Sự cần thiết .........................13
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................14
3. Phương pháp nghiên cứu .......................14
a) Cách tiếp cận:....................................14
b) Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: ...............15
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................17
5. Khái niệm.............................................17
a) Đô thị lớn ..............................................17
b) Khu vực ven đô.................................................20
c) Vùng ven đô thành phố lớn......................................21
d) Làng xóm ven đô ......................................23
e) Nông thôn mới khu vực ven đô thành phố lớn .......................23
g) Kết luận...........................................24
6. Những nghiên cứu có liên quan .....................................25
a) Nghiên cứu quốc tế ........................................................25
b) Nghiên cứu trong nước ..............................27
c) Kết luận....................................................30
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VEN ĐÔ CÁC THÀNH PHỐ LỚN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ NHANH .....32
1.1. Đô thị hoá tại các thành phố lớn.....................................32
1.1.1. Đô thị hoá và mở rộng đô thị các thành phố lớn trên toàn thế giới ...........32
1.1.2. Tại Đông Nam Á...........................................................34
1.1.3. Tại Việt Nam.............................................................34
1.2. Đặc điểm của đô thị mở rộng (vùng ven thành phố lớn)...............37
1.2.1. Cấu trúc thành phố lớn................................37
a) Trung tâm lõi đô thị............................ 37
b) Vùng ven đô.................................................. 37
c) Vùng nông thôn .............................................. 39
1.2.2. Nhận dạng ven đô .......................................39
1.2.3. Đặc tính vùng ven đô ......................................42
1.3. Đặc điểm vùng ven thành phố lớn Việt Nam...................43
1.3.1. Phân loại:.....................................45
1.3.2. Chức năng ........................................46
1.3.3. Các vấn đề quản lý vùng ven đô Việt Nam....................46
1.4. Những tác động của quá trình đô thị hóa tới khu vực ven đô ............47
1.4.1. Tác động kinh tế......................................47
1.4.2. Tác động môi trường..................................54
1.4.3. Tác động xã hội.................................................55
1.4.4. Tác động thể chế .........................................57
1.5. Kết luận...............................................58
CHƯƠNG II – ĐIỀU TRA KHẢO SÁT, THU THẬP DỮ LIỆU, ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ LỚN......60

2.1. Khảo sát thực trạng vùng ven đô 3 thành phố HÀ NỘI, ĐÀ NẴNG, CẦN
THƠ.........................................................60
2.1.1. Thực trạng phát triển..................................60
(1) HÀ NỘI ............................................60
a) Biến động về cấu trúc tự nhiên............................... 60
b) Biến động về cấu trúc làng xã và văn hoá truyền thống............ 62
c) Biến động về dân số, lao động, đất đai .................. 64
d) Biến động về hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật ........... 65
d) Đánh giá quá trình mở rộng ranh giới nội thành Hà Nội.................. 68
e) Phân tích tác động của đô thị hoá đến vùng ven đô Hà Nội và những thách thức 73
g) Kết luận ......................................... 75
(2) ĐÀ NẴNG...............................................77
a) Biến động về cấu trúc tự nhiên.................................. 77
b) Biến động về cấu trúc làng xã và văn hoá truyền thống............. 78
c) Biến động về dân số, lao động, đất đai .................... 79
d) Biến động về hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật ........... 80
e) Đánh giá quá trình mở rộng ranh giới nội thành Đà Nẵng............ 81
g) Phân tích các tác động của đô thị hoá vùng ven đô Đà Nẵng và những thách thức...................................... 84
h) Kết luận ........................... 85
(3) CẦN THƠ ..........................86
a) Biến động về cấu trúc tự nhiên.......................... 87
b) Biến động về cấu trúc làng xã và văn hoá truyền thống................ 88
c) Biến động về dân số, lao động, đất đai ...................... 89
d) Biến động về hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật ............. 91
e) Đánh giá quá trình mở rộng ranh giới nội thành Cần Thơ............. 92
g) Phân tích các tác động của đô thị hoá vùng ven đô Cần Thơ và những thách thức...................................... 94
h) Kết luận ................................. 95
(4) NHẬN DẠNG VÀ SO SÁNH VÙNG VEN ĐÔ 3 THÀNH PHỐ.......95
a) Sự giống nhau...................................... 95
b) Sự khác nhau ......................... 96
c) Tổng hợp đánh giá................................................. 97
2.2. Thực trạng các mô hình phát triển .................................100
a) Mô hình khu công nghiệp và nhà ở công nhân ........................... 100
b) Làng nghề ven đô ......................................... 102
e) Mô hình dịch vụ.................................... 103
g) Trung tâm đào tạo và y tế chất lượng cao. ..................... 104
h) Đô thị mới, động lực kinh tế............................. 104
k) Kết luận .................................... 105
2.3. Thực trạng đầu tư xây dựng .......................105
a) Định hướng quy hoạch............................. 105
b) Thực trạng đầu tư đối với khu vực nông thôn sẽ lên đô thị (huyện lên quận) ..... 106
c) Thực trạng đầu tư đối với khu vực nông thôn ......................... 107
2.4. Thực trạng Quản lý thực hiện quy hoạch....................107
a) Các công cụ quản lý......................... 107
b) Quản lý thực hiện theo quy hoạch............................ 110
c) Bộ tiêu chí nông thôn mới ............................... 117
d) Bộ máy quản lý quy hoạch khu vực ven đô thành phố lớn............... 119
e) Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng quản lý thực hiện quy hoạch ....... 120
2.5. Kết luận..........................122
CHƯƠNG 3 – KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ QUY
HOẠCH, QUẢN LÝ VÙNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ LỚN ..............125

3.1. Kinh nghiệm quốc tế................................125
3.1.1. Kinh nghiệm Mỹ - thành phố ngoại ô ...................125
a) Vành đai đô thị ngoại ô....................... 125
b) Đô thị tự chủ............................. 128
3.1.2. Kinh nghiệm châu Âu và các nước phát triển – kiểm soát phát triển tự phát
vùng ven đô.....................129
a) Vành đai xanh nước Anh.............................. 129
b) Ranh giới tăng trưởng đô thị......................... 133
d) Nông nghiệp đô thị trong vành đai xanh vùng Ile-de-france ............ 134
3.1.3. Kinh nghiệm Trung quốc ................140
a) Quản lý vùng ven đô - tích tụ đô thị ..................... 140
b) Phát triển nông nghiệp đô thị.................. 142
3.1.4. Kinh nghiệm Nhật – mô hình đô thị nén.............143
a) Mô hình TOD ....................... 146
b) Mô hình “môi trường đa sinh” có sự tham gia cộng đồng.......... 146
c) Đa dạng hoá sử dụng đất ở vùng đô thị mở rộng....... 148
3.1.5. Kinh nghiệm Hàn Quốc – phát triển mất cân đối........149
3.1.6. Kinh nghiệm các nước khác............150
a) Tích hợp kinh tế toàn cầu và phát triển địa phương Đài Bắc........ 150
b) Phát triển tự phát vùng ven đô - kinh nghiệm Thái Lan ....... 154
3.2. Kinh nghiệm trong nước .....155
3.2.1. Hà Nội ........156
3.3.2. Thành phố Hồ Chí Minh ............161
3.2.3. Bình Dương...........161
3.2.4. Đà Nẵng ............162
3.2.5. Đà Lạt, Lâm Đồng .........162
3.3. Kết luận..........163
a) Tổng kết kinh nghiệm về quy hoạch quản lý vùng ven đô thành phố lớn .....163
b) Bài học với Việt Nam ......164
CHƯƠNG 4 – CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH, QUẢN LÝ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI VÙNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ LỚN...........166

4.1. Cơ sở pháp lý..............166
4.1.1. Cơ sở pháp lý chung............166
4.1.2. Các công cụ quản lý:...............166
a) Tổng quan hệ thống quy hoạch quốc gia trước năm 2017.......... 166
b) Hệ thống quy hoạch quốc gia sau 2017 ......... 168
c) Các bất cập trong hiện trạng quản lý vùng ven đô (từ Luật QHXD, Luật XD… đến Luật QH)................. 171
d) Đề xuất đổi mới công tác quản lý phù hợp với quy luật chuyển hoá và đáp ứng
được sự thay đổi các lĩnh vực trong vùng ven đô........... 173
4.1.3. Các cơ quan quản lý...........177
4.1.4. Kết luận ..................179
4.2. Cơ sở lý luận..................181
4.2.1. Chuyển hoá không gian vùng đô thị lớn ..........181
a) Xu hướng tăng trưởng đô thị hoá............. 181
b) Chuyển hoá không gian đô thị .............. 181
4.2.2. Quy luật đô thị hoá tác động đến cấu trúc không gian vùng ven đô........182
a) Quy luật đô thị hoá.................. 182
b) Tác động của đô thị hoá đối với cấu trúc không gian đô thị vùng ven đô .... 183
4.2.3. Cấu trúc không gian vùng đô thị lớn – các xu hướng phát triển....185
a) Cơ chế, động lực phát triển của vùng ven đô......... 185
b) Cấu trúc không gian đô thị vùng ven đô – mô hình đa trung tâm..... 185
c) Cấu trúc không gian trống vùng ven đô - Mạng lưới hạ tầng xanh........ 191
4.2.4. Liên kết đô thị - nông thôn - chính sách phát triển vùng ven đô.....192
a) Về Kinh tế và việc làm......... 193
b) Dân số và dịch cư............. 194
c) Nhà ở, cư trú............ 195
d) Giao thông, đi lại .............. 196
e) Nông nghiệp, canh tác.............. 196
g) Cảnh quan, môi trường sinh thái, du lịch ......... 197
h) Kết luận .......... 198
4.2.5. Các mô hình phát triển vùng ven đô (kinh nghiệm trong nước và quốc tế)
.................198
a) Mô hình phát triển bền vững................. 198
b) Mô hình sinh thái và kinh tế................. 200
c) Đô thị thông minh............. 202
d) Mô hình đô thị thích ứng........... 203
e) Mô hình đô thị nông nghiệp ............ 203
4.2.6. Kết luận ...............205
4.3. Cơ sở thực tiễn ..........207
4.3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến đô thị hoá ở Việt nam...207
4.3.2. Tăng trưởng đô thị hoá và dự báo phát triển khu vực nông thôn ven đô
thành phố lớn giai đoạn 2015-2035 ...........207
4.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc không gian đô thị ......209
a) Điều kiện tự nhiên ........ 209
b) Văn hoá – xã hội ............. 210
c) Kinh tế - hạ tầng........ 210
d) Yếu tố khác ......... 211
4.3.4. Kết luận ..........212
CHƯƠNG 5 – GIẢI PHÁP QUY HOẠCH.......214
5.1. Định hướng quy hoạch và quản lý vùng ven đô thành phố lớn......214
5.1.1. Tầm nhìn và chiến lược quản lý tích hợp vùng ven đô.......214
a) Tầm nhìn......... 214
b) Mô hình quản lý ....... 214
c) Chiến lược phát triển........... 215
5.1.2. Phân vùng phát triển ..............217
5.1.3. Cấu trúc khung hạ tầng xanh............220
5.1.4. Cấu trúc khung phát triển đô thị..............222
a) Mô hình chùm đô thị ........... 222
b) Phát triển thị trường bất động sản đô thị............. 222
5.1.4. Quản lý không gian nông nghiệp ven đô ............223
5.1.5. Kết luận ...........225
5.2. Đề xuất mô hình phát triển nông thôn mới khu vực ven đô thành phố lớn
.......227
5.2.1. Mô hình phát triển cho thành phố Hà Nội ...........227
a) Những vấn đề chung............. 227
b) Định hướng tổng thể ........... 228
c) Định hướng quản lý 3 vành đai ven đô ............. 230
5.2.2. Mô hình phát triển cho thành phố Đà Nẵng.............235
a) Những vấn đề chung............ 235
b) Định hướng tổng thể ........... 237
c) Định hướng quản lý 2 vành đai ven đô .......... 239
5.2.3. Mô hình phát triển cho thành phố Cần Thơ .........241
a) Những vấn đề chung.................... 241
b) Định hướng tổng thể ............ 242
c) Định hướng quản lý các vành đai ven đô............. 244
5.2.4. Kết luận ............245
5.3. Bổ sung, điều chỉnh bộ tiêu chí nông thôn mới đặc thù vùng ven đô thành phố lớn ..............248
5.3.1. Nhóm tiêu chí phát triển bền vững vùng ven đô..........248
a) Kinh tế ............... 248
b) Xã Hội ................ 248
c) Môi trường................ 248
d) Hạ tầng.............. 248
e) Quản lý ................ 248
5.3.2. Đề xuất điều chỉnh Bộ tiêu chí nông thôn mới ven đô..................249
a) Cơ sở điều chỉnh tiêu chí nông thôn mới vùng ven đô thành phố lớn.......... 249
b) Đề xuất Bộ tiêu chí nông thôn mới khu vực ven đô: .......... 256
5.3.3. Kết luận:........260
5.4. Đề xuất giải pháp quản lý thực hiện và giám sát .........261
5.4.1. Bộ máy quản lý ............261
5.4.2. Công cụ quản lý ..........263
5.4.3. Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát .......266
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........272
6.1. Kết luận...........272
6.2. Kiến nghị: ........274
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........276

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết

Theo dự báo quốc gia, tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc đến năm 2035 đạt 50% - 55% (năm 2017 là 35,03%1). Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở các vùng đô thị lớn và khu vực nông thôn ven đô. Trên thực tế, các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, thành phố HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, các đô thị loại 1 trong giai đoạn 2010-2020 có xu hướng mở rộng không gian từ trung tâm lõi đô thị ra ngoại vi. Khu vực ven các thành phố lớn thường là đầu mối gắn kết hoạt động sản xuất, thương mại giữa hai thị trường đô thị - nông thôn; cung cấp nguyên liệu, lao động cho đô thị, là nơi bố trí các đầu mối HTKT của đô thị cũng như các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, là cầu nối liên kết đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh khác trong vùng đô thị lớn.

Tổng kết 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới theo 19 tiêu chí áp dụng toàn quốc đã không phù hợp đối với vùng nông thôn ven đô thành phố lớn, nơi đang chịu tác động mạnh bởiquá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Trong nhiều nhiều trường hợp, thực hiện theo 19 tiêu chí chưa phù hợp với nhu cầu mở rộng và phát triển đô thị. Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ tập trung đẩy mạnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện; nhằm định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng, kiểm soát môi trường và cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp với nhu cầu phát triển của huyện nông thôn mới. Trong giai đoạn đến năm 2035, theo dự báo quốc gia về tăng trưởng đô thị hoá, trên địa bàn các đô thị lớn sẽ có nhiều huyện dự kiến lên quận và tham gia mạnh mẽ vào quá trình đô thị hoá.

Hiện nay, khu vực ngoại thành các đô thị lớn Việt nam đang thiếu các định hướng và công cụ quản lý cho giai đoạn quá độ chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị. Đô thị hóa vùng nông thôn ven đô thành phố lớn có nhiều biến động về nhân khẩu, đất đai dẫn đến cấu trúc nông thôn truyền thống bị phá vỡ đột ngột, hạ tầng quá tải gây nên những vấn nạn về môi trường; nhà ở, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chưa kịp đáp ứng nhu cầu; đất đai xây dựng dàn trải thiếu kiểm soát, mất đất nông nghiệp, an ninh trật tự xã hội mất ổn định là những hệ lụy đang diễn ra tại các khu vực ven đô các thành phố lớn.

Nghiên cứu khoa học quá trình chuyển hoá từ nông thôn lên đô thị trên diện rộng tại vùng ven đô xung quanh thành phố lớn đã được đề cập khá nhiều ở các nước phát triển từ nhiều góc độ khác nhau. Trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, nhiều chủ đề đã được nghiên cứu có tính hệ thống từ khái niệm, đặc điểm đến mô hình cấu trúc không gian, phát triển vùng ven đô trong mối quan hệ với trung tâm lõi đô thị… Đến nay, nhiều quốc gia có tỷ lệ đô thị hoá đạt mức cao đến 70-90% (như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc), vùng ven đô vẫn luôn có nhiều thách thức mới phải đối mặt và bổ sung thêm nghiên cứu khoa học để có căn cứ ban hành các công cụ quản lý. Ở các nước đang phát triển và trong nước, nghiên cứu về chủ đề ven đô chưa nhiều, rời rạc, chưa mang tính hệ thống. Mặc dù kết quả của nhiều đề tài NCKH, nhiều luận án tiến sĩ trong nước đã được áp dụng và có giá trị thực tiễn; nhưng các đồ án quy hoạch, các công cụ pháp luật quản lý vùng ven đô đang còn thiếu tính lý luận, tính khoa học, chưa đáp ứng được xu thế phát triển chung của đô thị lớn trong bối cảnh hội nhập.

Đề tài lựa chọn 3 đô thị Hà Nội, Đà nẵng và Cần Thơ làm ví dụ nghiên cứu, đại diện cho 3 đô thị lớn miền Bắc, Trung, Nam và có ảnh hưởng lớn tăng trưởng đô thị hoá quốc gia. Nghiên cứu vùng ven 3 đô thị này nhằm giải quyết vấn đề cấp bách của 3 đô thị và nhân rộng mô hình cho các đô thị khác áp dụng. Thành phố Hà Nội là đô thị lớn có cấu trúc phát triển đô thị nông thôn phức tạp, là vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước dẫn đến nhiều vấn đề về quản lý phát triển tại khu vực ven đô; Đà Nẵng thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền trung, có lịch sử phát triển nhanh trong vòng 15 năm qua, là đô thị du lịch với hoạt động đầu tư phát triển các khu du lịch ven đô rất mạnh mẽ, cần có những nghiên cứu tổng kết. Cần Thơ là đô thị thuộc vùng ĐBSCL có tốc độ đô thị hóa nhanh, là đô thị chịu ảnh hưởng nhiều của BĐKH và nước biển dâng nên việc quản lý phát triển khu vực nông thôn ven đô trong quá trình đô thị hóa cần có những giải pháp hiệu quả để đảm bảo đô thị phát triển ứng phó với BĐKH.

Các đô thị lớn Việt Nam hầu hết nằm trong vùng đồng bằng châu thổ. Tăng trưởng đô thị hoá và mở rộng đô thị sẽ diễn ra ở các vùng nhạy cảm với môi trường và BĐKH. Khu vực ngoại thành thành phố lớn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam. Khu vực này không chỉ là tiềm năng phát triển kinh tế, mà còn là không gian cân bằng sinh thái và ổn định xã hội cho đô thị. Để phát triển vùng ven đô thành phố lớn bền vững, cần thiết nghiên cứu đề tài Nghiên cứu quản lý phát triển quy hoạch xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô thành phố lớn giai đoạn 2015 – 2035 (3 trường hợp nghiên cứu: thành phố Hà Nội, Đà nẵng, Cần Thơ).

Đề tài đề cập đến các vấn đề: (1) Nhận diện vùng nông thôn ven đô thành phố lớn Việt Nam trong giai đoạn 2035, xác định các thách thức mà vùng nông thôn ven đô phải đối mặt; (2) Xác định động lực phát triển vùng ven đô; (3) Kinh nghiệm quản lý phát triển vùng ven đô; (4) Các giải pháp chiến lược quản lý vùng nông thôn ven đô trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị và điều chỉnh công cụ quản lý 19 tiêu chí nông thôn mới.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Các mô hình phát triển khu vực nông thôn đặc thù nhằm tạo ra những động lực hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đối với các vùng đô thị lớn tại Việt Nam.

Giải pháp quản lý phát triển nông thôn ven đô thành phố lớn tại Việt Nam.

Xây dựng sổ tay hướng dẫn quản lý quy hoạch nông thôn mới khu vực ven đô thành phố lớn.

3. Phương pháp nghiên cứu

a) Cách tiếp cận:

Tiếp cận hệ thống: Vùng nông thôn ven đô là một hệ thống mở, phức tạp. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những giải pháp quản lý phát triển quy hoạch nông thôn ven đô thị lớn trong quản lý nhà nước tại Việt Nam cần phải được nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện, tổng thể bao trùm các cấp độ quản lý, các loại mô hình phát triển nông thôn ven đô, các yếu tố tạo nên chỉnh thể vùng nông15 thôn ven đô. Tính chất, quy mô của đối tượng được xem xét trong mối liên kết đô thị- nông thôn trên cơ sở tổng hợp thông tin tài liệu thứ cấp cả trong và ngoài nước về vùng nghiên cứu, kết hợp với dữ liệu sơ cấp thu được trong điều tra khảo sát cũng như các căn cứ pháp lý để xây dựng sổ tay hướng dẫn quản lý và giám sát quy hoạch phát triển khu vực nông thôn ven đô thị lớn một cách bền vững.

Tiếp cận đa ngành: Do sự đa dạng, đan xen các đối tượng trong vùng nông thôn ven đô thị lớn- hệ thống phức tạp và do đó có sự đa dạng các vấn đề trong khu vực nghiên cứu cần phải được giải quyết, đòi hỏi tri thức đa ngành mới có thể có giải pháp toàn diện cho các vấn đề nghiên cứu quan tâm của đề tài.

Tiếp cận vĩ mô – vi mô: từ quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước ở cấp Trung ương đến những quy định, điều ước ở cấp độ địa phương (thành phố, huyện/quận, xã) về quản lý phát triển quy hoạch thôn ven đô thành phố lớn trong quản lý nhà nước về phát triển đô thị.

Tiếp cận kinh nghiệm quốc tế: Nội dung nghiên cứu về quản lý phát triển quy hoạch nông thôn ven đô thành phố lớn trong quản lý nhà nước về phát triển đô thị tại Việt Nam không phải hoàn toàn mới nhưng nằm rải rác ở nhiều báo cáo, văn bản pháp luật, hoặc thiếu quy định cụ thể, chi tiết, dẫn đến lúng túng khi giải quyết các vấn đề xã hội. Do vậy, đề tài đã tiếp cận và nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế trong quản lý phát triển quy hoạch nông thôn ven đô thành phố lớn (đặc biệt chú ý đến các mô hình phát triển nông thôn ven đô thành công và điều kiện liên quan) tại một số quốc gia, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tiếp cận theo hướng quản trị bền vững vùng nông thôn ven đô: Cách tiếp cận này, xuất phát từ quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển bền vững quốc gia. Sự phát triển bền vững vùng cũng phải được xem xét từ 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường và thể thế

Tiếp cận kế thừa: Cách tiếp cận này đã giúp sàng lọc tài liệu, số liệu, tư liệu, rút ngắn được thời gian và kinh phí nghiên cứu, đồng thời bảo đảm kết quả nghiên cứu khả thi, hạn chế những sai sót, nhược điểm của các nghiên cứu trước.

b) Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu thứ cấp:đã được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng khi phân tích, đánh giá, bình luận các nghiên cứu quốc tế, các nghiên cứu trong nước và các báo cáo tổng kết, số liệu thực tế liên quan đến phát triển nông thôn mới vùng ven đô. Đồng thời, phân tích hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan chứa đựng hệ thống chính sách phát triển bền vững nông thôn mới vùng ven đô ở cấp độ trung ương và địa phương (thành phố, huyện, xã)

Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi điều tra): được sử dụng trong điều tra, đánh giá thực trạng phát triển nông thôn mới vùng ven đô và hoạt động xây dựng, thực thi chính sách phát triển bền vững nông thôn mới vùng ven đô. Bảng hỏi được thiết kế hướng đến đối tượng chính là đại diện các hộ gia đình ở các làng, xã đã được chọn. Mục đích bảng hỏi nhằm điều tra thực tế phát triển của các xã nông thôn mới ven đô, những khó khăn các hộ gia đình đang gặp phải cũng như đề nghị của các hộ gia đình đối với cơ quan quản lý các cấp trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo tồn bản sắc văn hóa kiến trúc truyền thống, bảo vệ môi trường và tài nguyên.16

Phương pháp phỏng vấn sâu: được tiến hành với 4 nhóm đối tượng khác nhau: người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư và đại diện cơ quan quản lý các cấp có liên quan. Người dân được lựa chọn cho phỏng vấn sâu tại các làng, xã là người dân thuộc các mô hình phát triển nông thôn khu vực ven đô thành phố lớn nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như mong muốn, đề xuất của họ đến cơ quan quản lý trong việc xây dựng, thực thi chính sách quy hoạch và chính sách quản lý phát triển bền vững nông thôn mới vùng ven đô. Phỏng vấn sâu doanh nghiệp, nhà đầu tư để hiểu được thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong đầu tư, phát triển doanh nghiệp tại khu vực nghiên cứu. Đồng thời, phỏng vấn sâu cũng được thực hiện với các nhà quản lý có liên quan nhằm tìm hiểu những khó khăn, trở ngại trong việc xây dựng và thực thi chính sách quản lý phát triển quy hoạch vùng ven đô trong cả quá khứ, hiện tại và cả tương lai (theo những viễn cảnh giả thuyết).

Phương pháp quan sát trực tiếp: thu thập dữ liệu trực tiếp thông qua chụp ảnh sự vật, sự việc làm bằng chứng cho các phát hiện, nhận định của các bên liên quan về vấn đề nghiên cứu quan tâm.

Phương pháp so sánh: phân tích các thực tiễn tốt trong xây dựng, phát triển các mô hình phát triển bền vững nông thôn ven đô, nông thôn mới ven đô các quốc gia trên thế giới và điều kiện liên quan (chính sách, thể chế, tổ chức, con người, nguồn lực....) nhằm đưa ra những giải pháp quản trị hiệu quả, giám sát và đánh giá các mô hình phát triển nông thôn mới ven đô phù hợp điều kiện nước ta.

Phương pháp thám vấn qua tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm: Các hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng phát triển nông thôn mới ven đô các thành phố được nghiên cứu để nhận diện một cách thống nhất giữa các bên liên quan về những vấn đề bất cập, những cơ hội và thách thức cũng như những giải pháp trong quản trị phát triển vùng ven đô. Thành phần tham dự các hội thảo đa dạng, bao gồm các chuyên gia quy hoạch, kỹ sư hạ tầng, chuyên gia môi trường và biến đổi khí hậu và các nhà quản lý phát triển đô thị-nông thôn, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cán bộ quản lý các cấp có liên quan, trưởng thôn/ấp, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, người dân, các tổ chức phi chính phủ, giới truyền thông... Các tọa đàm khoa khọc được tổ chức để trao đổi tri thức khoa học chuyên sâu, mới nhất liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, giúp định hướng đúng vấn đề nghiên cứu, phương hướng điều tra, khảo sát có hiệu quả cao về chi phí trong triển khai thực hiện đề tài và góp phần phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi của nghiên cứu. Các hội thảo cũng đã được tổ chức để lấy ý kiến các bên liên quan về các mô hình phát triển nông thôn mới ven đô, giải pháp quản lý thực hiện, giám sát và đánh giá các mô hình mà Nhóm nghiên cứu đề xuất. Trên cơ sở đó, Nhóm nghiên cứu hoàn thiện “Sổ tay hướng dẫn quản lý và giám sát quy hoạch phát triển khu vực nông thôn ven đô thị lớn”.

Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê bằng phần mềm chuyên dụng: Excel

Kỹ thuật phân tích thông tin không gian trên bản đồ số: đã được sử dụng trong mô phỏng những vẫn đề bất cập trong quản lý quy hoạch phát triển nông thôn mới vùng ven đô ở quá khứ, hiện tại. Những vấn đề được phát hiện qua rà soát tài liệu thứ cấp và cả qua điều tra khảo sát thực tế được mô tả trên các bản đồ khu vực nghiên cứu. Những bản đồ trực quan này đi kèm thuyết minh lý giải nguyên nhân của nó (nhờ phân tích so sánh thông tin sơ cấp và thứ cấp có được trong nghiên cứu điều tra),đã giúp các bên liên quan bàn luận và đưa ra các ý tưởng, sáng kiến phát triển trong tương lai và trên cơ sở đó, định hình những mô hình phát triển hợp lý.

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Quản lý phát triển quy hoạch xây dựng

Đối tượng nghiên cứu: Nông thôn mới khu vực ven đô thành phố lớn.

Giai đoạn nghiên cứu: từ 2015 đến 2035.

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website