Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Trong hơn 10 năm qua, một số nước phát triển trên thế giới đã liên tiếp đưa ra các phương pháp đánh giá môi trường kiến trúc khác nhau, trong đó hệ thống đánh giá “kiến trúc xanh” mà các nước Anh, Mỹ, Canađa thực hiện khá thành công.

Chủ nhiệm đề tài: TS.KTS.Lê Thị Bích Thuận

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ ”KIẾN TRÚC XANH”

1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH”

1.1.1. Các khái niệm và tiêu chí “kiến trúc xanh” của nước ngoài

1.1.2. Các yếu tố quyết định mô hình “kiến trúc xanh”

1.1.3. Các hệ thống đánh giá kiến trúc xanh trên thế giới

1.2.1. Về quản lý và chính sách tiết kiệm năng lượng, tạo môi trường xanh trên thế giới

1.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH” Ở VIỆT NAM

1.2.1. Các chủ trương, kết quả nghiên cứu và lý luận về mô hình “kiến trúc xanh” ở Việt Nam

1.3.1.  Thực trạng xây dựng mô hình “kiến trúc xanh” ở Việt Nam

1.3.2.  Thực trạng về quản lý việc xây dựng “kiến trúc xanh” ở Việt Nam

1.3.3.  Về tình hình sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng

1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2 - MÔ HÌNH ”KIẾN TRÚC XANH” TẠI VIỆT NAM

2.1.KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VỀ MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH”

2.1.2.  Kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng ứng phó với thời tiết, môi trường

2.1.3.  Kinh nghiệm về sử dụng công nghệ trong việc xây dựng mô hình “kiến trúc xanh”

2.1.4.  Kinh nghiệm về quản lý và chính sách tiết kiệm năng lượng, tạo môi trường xanh trên thế giới

2.2.  CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH” TẠI VIỆT NAM

2.2.1.  Các cơ sở về khí hậu và môi trường

2.2.2.  Các cơ sở xã hội học, công năng và thẩm mỹ kiến trúc

2.2.3.  Các cơ sở về vi khí hậu

2.3.  CÁC TIÊU CHÍ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH” Ở VIỆT NAM

CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ”KIẾN TRÚC XANH” TẠI VIỆT NAM

3.1.  GIẢI PHÁP VỀ MÔ HÌNH QUY HOẠCH “KIẾN TRÚC XANH” Ở VIỆT NAM

3.1.1.    Giải pháp về lựa chọn địa điểm

3.1.2.    Giải pháp về định hướng không gian kiến trúc đô thị

3.2.  GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CHO MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH”

3.2.1.  Nguyên tắc thiết kế

3.2.2.  Giải pháp thiết kế mặt bằng

3.2.3.  Giải pháp tổ hợp mặt đứng và mặt cắt

3.2.4.  Giải pháp thiết kế mặt tường che

3.3.  GIẢI PHÁP CẤU TẠO VỎ BAO CHE SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

3.4.GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MỘT SỐ LOẠI CÔNG TRÌNH CỤ THỂ

3.4.1.  Nhà ở cao tầng

3.4.2.  Cao ốc văn phòng

3.4.3.  Trường học

3.5.CÁC GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG, SỬ DỤNG VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH

3.5.1.  Đưa cây xanh vào công trình

3.5.2.  Các giải pháp về sử dụng vật liệu xây dựng

3.5.3.  Các giải pháp về kỹ thuật trang thiết bị công trình

3.6.CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ

3.6.1.  Nâng cao giáo dục tuyên truyền về mô hình “kiến trúc xanh” tiết kiệm năng lượng

3.6.2.  Đề xuất khung pháp lý về “kiến trúc xanh” thông qua hệ thống tiêu chuẩn đánh giá

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1.      KẾT LUẬN

3.2.      KIẾN NGHỊ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Kiến trúc xanh” là sự thể hiện cụ thể của chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực kiến trúc toàn cầu hoá hiện nay. Thực tế thế giới cho thấy xây dựng mô hình “kiến trúc xanh” là xu hướng tất yếu để tiết kiệm năng lượng và giữ gìn môi trường theo tiêu chí phát triển bền vững. Không chỉ nghiên cứu về mặt kỹ thuật (như nguồn năng lượng, chất thải, sử dụng nước, sử dụng đất, ảnh hưởng đối với sinh thái khu vực và chất lượng không khí trong phòng...) “kiến trúc xanh” còn nghiên cứu đồng thời công năng và ý nghĩa mỹ học của kiến trúc.

“Kiến trúc xanh” là một khái niệm có tính hệ thống và có sự tương thích với nhiều không gian khác không chỉ yêu cầu kiến trúc sư có quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái và có phương pháp thiết kế tương ứng mà còn yêu cầu các cấp quản lý, các nhà doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường mạnh mẽ. Do đó, cần được nghiên cứu để đề xuất các giải pháp “kiến trúc xanh” phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta.

Trong hơn 10 năm qua, một số nước phát triển trên thế giới đã liên tiếp đưa ra các phương pháp đánh giá môi trường kiến trúc khác nhau, trong đó hệ thống đánh giá “kiến trúc xanh” mà các nước Anh, Mỹ, Canađa thực hiện khá thành công.

Tổ chức hàng đầu của giới kiến trúc sư Mỹ (Ameircan Institute of Architects) hàng năm đều có bình có bình chọn trao giải top ten “kiến trúc xanh”. Tạp chí Business Week năm qua vừa công bố “10 công trình kiến trúc đẹp nhất” thế giới theo tiêu chí: các công trình kiến trúc, từ nhà ở đến nhà chọc trời, đều có xu hướng “không gian xanh mới” - kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên, môi trường và tận dụng triệt để “nguồn năng lượng xanh”, đồng thời có kết cấu chịu lực tốt… Các nước phát triển khác trên thế giới cũng đều có những tiêu chuẩn bắt buộc cũng như các giải thưởng về “kiến trúc xanh”.

Tại Việt Nam,trong những năm qua, tình hình xây dựng ở các đô thị phát triển mạnh mẽ theo đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, như các nước đang phát triển, một vấn đề đang diễn ra là quá trình xây dựng có những tác động tiêu cực đến văn hóa và môi trường. Cụ thể là công nghệ và vật liệu truyền thống thường bị chối bỏ, các sản phẩm và vật liệu nhập ngoại đắt tiền được ưa chuộng, đôi khi không hề tiết kiệm năng lượng mà lợi nhuận lại rơi vào tay các nhà sản xuất tại các nền kinh tế phát triển. Môi trường khí hậu ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng báo động: bão lụt triền miên, ô nhiễm môi trường nước, môi trường khí, hiệu ứng nhà kính… Do các tác động trên, cùng với trách nhiệm và quyền lợi, việc nhận thức và áp dụng “kiến trúc xanh” là một công việc mang tính cấp thiết để đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại các đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai mới diễn ra lẻ tẻ ở một vài dự án, chưa thành hệ thống. Ngôi nhà cũng như cấu trúc đô thị sẽ phải thay đổi với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào “kiến trúc xanh”.

Trước hết phải làm rõ khái niệm “kiến trúc xanh” trong điều kiện Việt Nam, các tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng “kiến trúc xanh” đã được áp dụng tại Việt Nam. Từ đó đề xuất mô hình hợp lý để sử dụng năng lượng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” là rất cần thiết và cấp bách.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Các công trình nhà ở cao tầng, cao ốc văn phòng và trường học ở các vùng miền Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững.

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về “kiến trúc xanh”.

- Đề xuất các tiêu chí xây dựng mô hình “kiến trúc xanh” tại các đô thị Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đề tài sử dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, hệ thống, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ và kiểm chứng những lý luận để nghiên cứu giải quyết những vấn đề đã đặt ra.

- Công tác điều tra khảo sát: thu thập tư liệu từ các cơ quan trung ương, địa phương, từ đó quy nạp, phân tích đồng thời thu thập đối chiếu các ý kiến liên quan đóng góp của các chuyên gia.

V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Đề tài có khả năng ứng dụng vào thực, bám sát thực tế và yêu cầu sử dụng thông qua phương thức chuyển giao kết quả trực tiếp. Các mô hình xây dựng sẽ được chuyển giao trực tiếp cho các cơ quan thẩm quyền để áp dụng vào từng công trình, từng dự án để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và bảo vệ môi trường bền vững.

- Các mô hình đề xuất sẽ cung cấp cho các cán bộ và tổ chức chuyên ngành một công cụ đắc lực và hữu hiệu để thiết kế cũng như đánh giá các dự án xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

- Việc đề xuất mô hình “kiến trúc xanh” không những phục vụ trực tiếp cho công tác thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng mà còn là động lực gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như kinh tế xây dựng, vật liệu và trang thiết bị xây dựng, phát triển và quản lý năng lượng…

- Đối với kinh tế - xã hội: Thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân.

DỰ THẢO: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC XANH” THEO VÙNG MIỀN Ở VIỆT NAM

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website